Bào ngư là sản vật quý của biển cả được nhiều ngư dân săn lùng. Thông thường, bào ngư xuất hiện nhiều ở vùng biển, hải đảo nhiều đá, kể cả những vùng nước chảy mạnh.Khi còn nhỏ, bào ngư thường bám gần bờ. Nhưng khi trưởng thành, chúng di chuyển ra xa dần và sâu hơn ở đá ngầm dưới biển. Tại Việt Nam, bào ngư có nhiều tại các vùng biển Cô Tô, Hạ Long, Khánh Hòa, Côn Đảo, Phú Quốc,…Bào ngư thuộc ngành thân mềm, có vỏ tầng thân phát triển lấn tầng xoắn ốc, đặc điểm này khiến toàn thân chúng trông như một khối dẹt. Vỏ rất cứng, được tạo thành từ nhiều lớp xếp chồng lên nhau, lớp vỏ có cấu tạo chủ yếu từ canxi cacbonat.Lớp vỏ phía ngoài của bào ngư có nhiều vân xen kẽ nhau với các màu như tím, nâu, xanh,… Các màu sắc khác nhau trên lớp vỏ này phụ thuộc vào sự thích nghi với môi trường sống của từng loàiChân bào ngư rộng, chúng dùng chân để bò, di chuyển từ nơi này đến nơi khác và có cơ bám chắc vào đá đáy biển. Vì vậy, để bắt được bào ngư, các thợ lặn phải lặn xuống sâu dưới đáy biển để tách nó ra khỏi đá ngầm.Không như những người anh em sên, bào ngư rất nhanh nhẹn khi thoát khỏi một số loại động vật thích ăn thịt. Bào ngư sẽ chiến đấu tới cùng để bảo vệ bản thân và sử dụng tốc độ đáng nể của mình để tẩu thoát khỏi nguy hiểm.Bào ngư là loài ăn thực vật. Thức ăn của chúng thay đổi tương ứng theo từng giai đoạn phát triển nhưng chủ yếu vẫn là ăn các loài rong biển, mùn bã hữu cơ dưới biển.Bào ngư phân tính đực – cái riêng biệt, có thể phân biệt giới tính dựa vào màu sắc của chúng trong mùa sinh sản: bào ngư cái thường có màu xanh đen trong khi bào ngư đực lại có màu vàng.Bào ngư chứa nhiều chất dinh dưỡng như đạm, canxi, kẽm, chất béo, vitamin, phốt pho. Theo Đông y, bào ngư có khả năng tăng khí, bổ âm, hạ nhiệt, làm sáng mắt, trị ho, các bệnh khó tiêu, đặc biệt tăng cường sinh lực cho nam giới.Cùng với hải sâm, ốc hương, cầu gai, điệp, bào ngư là loại hải sản quý, có giá trị kinh tế cao và đặc biệt có thể cạn kiệt nếu không được tái tạo.Vào thời vua chúa, bào ngư cũng nằm trong danh sách “bát trân” – 8 món ăn tuyệt phẩm cho giới quý tộc gồm: nem công, chả phượng, da tê ngưu, bàn tay gấu, gân nai, môi đười ươi, thịt chân voi và bào ngư.Hiện nay, bào ngư không nhất thiết phải được nuôi ở biển mà còn có thể được nuôi trong bể xi măng, đăng, lồng, đìa,… nên khá thuận lợi cho những ai có ý định nuôi và nhân giống loài hải sản quý này.Mời các bạn xem video: Top 10 Loài Động Vật Sống Lâu Nhất Trái Đất. Nguồn: Yan News
Bào ngư là sản vật quý của biển cả được nhiều ngư dân săn lùng. Thông thường, bào ngư xuất hiện nhiều ở vùng biển, hải đảo nhiều đá, kể cả những vùng nước chảy mạnh.
Khi còn nhỏ, bào ngư thường bám gần bờ. Nhưng khi trưởng thành, chúng di chuyển ra xa dần và sâu hơn ở đá ngầm dưới biển. Tại Việt Nam, bào ngư có nhiều tại các vùng biển Cô Tô, Hạ Long, Khánh Hòa, Côn Đảo, Phú Quốc,…
Bào ngư thuộc ngành thân mềm, có vỏ tầng thân phát triển lấn tầng xoắn ốc, đặc điểm này khiến toàn thân chúng trông như một khối dẹt. Vỏ rất cứng, được tạo thành từ nhiều lớp xếp chồng lên nhau, lớp vỏ có cấu tạo chủ yếu từ canxi cacbonat.
Lớp vỏ phía ngoài của bào ngư có nhiều vân xen kẽ nhau với các màu như tím, nâu, xanh,… Các màu sắc khác nhau trên lớp vỏ này phụ thuộc vào sự thích nghi với môi trường sống của từng loài
Chân bào ngư rộng, chúng dùng chân để bò, di chuyển từ nơi này đến nơi khác và có cơ bám chắc vào đá đáy biển. Vì vậy, để bắt được bào ngư, các thợ lặn phải lặn xuống sâu dưới đáy biển để tách nó ra khỏi đá ngầm.
Không như những người anh em sên, bào ngư rất nhanh nhẹn khi thoát khỏi một số loại động vật thích ăn thịt. Bào ngư sẽ chiến đấu tới cùng để bảo vệ bản thân và sử dụng tốc độ đáng nể của mình để tẩu thoát khỏi nguy hiểm.
Bào ngư là loài ăn thực vật. Thức ăn của chúng thay đổi tương ứng theo từng giai đoạn phát triển nhưng chủ yếu vẫn là ăn các loài rong biển, mùn bã hữu cơ dưới biển.
Bào ngư phân tính đực – cái riêng biệt, có thể phân biệt giới tính dựa vào màu sắc của chúng trong mùa sinh sản: bào ngư cái thường có màu xanh đen trong khi bào ngư đực lại có màu vàng.
Bào ngư chứa nhiều chất dinh dưỡng như đạm, canxi, kẽm, chất béo, vitamin, phốt pho. Theo Đông y, bào ngư có khả năng tăng khí, bổ âm, hạ nhiệt, làm sáng mắt, trị ho, các bệnh khó tiêu, đặc biệt tăng cường sinh lực cho nam giới.
Cùng với hải sâm, ốc hương, cầu gai, điệp, bào ngư là loại hải sản quý, có giá trị kinh tế cao và đặc biệt có thể cạn kiệt nếu không được tái tạo.
Vào thời vua chúa, bào ngư cũng nằm trong danh sách “bát trân” – 8 món ăn tuyệt phẩm cho giới quý tộc gồm: nem công, chả phượng, da tê ngưu, bàn tay gấu, gân nai, môi đười ươi, thịt chân voi và bào ngư.
Hiện nay, bào ngư không nhất thiết phải được nuôi ở biển mà còn có thể được nuôi trong bể xi măng, đăng, lồng, đìa,… nên khá thuận lợi cho những ai có ý định nuôi và nhân giống loài hải sản quý này.