Dù cuộc tranh luận tôm không có vỏ não nên thực sự biết đau vẫn đang diễn ra gay gắt và chưa đi đến hồi kết, nhưng nhiều quốc gia trên thế giới đã ban hành luật cấm luộc sống tôm hùm sống như Thụy Sĩ.Dự luật Phúc lợi Động vật lần đầu tiên được Chính phủ Anh đề xuất vào tháng 5 như một lời hứa của Thủ tướng Boris Johnson, sau khi ông cam kết sẽ xem xét đến quyền lợi của động vật trong việc soạn thảo các chính sách mới.Các nhà làm luật của Anh đang muốn đệ trình lưỡng viện một bản sửa đổi mới của Dự luật Phúc lợi Động vật, trong đó, họ mở rộng phạm vi các phúc lợi điều chỉnh sang động vật có vỏ, giáp xác và động vật thân mềm cephalopod. Nghĩa là luật này có thể ra một lệnh cấm hoàn toàn đối với hành vi luộc sống tôm hùm.Họ lập luận rằng các loài động vật như bạch tuộc và tôm hùm cũng có cảm giác đau đớn, do đó cần được đưa vào dự luật và không nên bị phân biệt đối xử vì "cấu trúc thần kinh của chúng khác với chúng ta".Tuy nhiên, cảm giác đau của các loài động vật như tôm hùm vẫn còn là một vấn đề mơ hồ gây tranh cãi của giới khoa học. Một bên cho rằng tôm hùm giống như các loài giáp xác khác, chúng thậm chí còn không có một bộ não thực thụ nên không cảm thấy đau. "Đau" là loại cảm giác chỉ có ở sinh vật bậc cao mà thôi.Trái lại, những người bác bỏ quan điểm trên đã đưa ra các dẫn chứng thực tế về hành vi và phản ứng sinh hóa diễn ra trong cơ thể tôm hùm khi bị luộc sống. Cơ thể chúng tiết ra hormone cortisol – hormone "stress", y hệt như chúng ta khi bị đau.Chúng không thể kêu, nhưng có giãy giụa, hoặc cố gắng tránh xa khỏi nước sôi. Để tìm hiểu vấn đề này, Robert Elwood, giáo sư sinh thái học tại Đại học Queen's Belfast đã tiến hành một nghiên cứu đối với các loài giáp xác.Ông cho những con cua hai lựa chọn khác nhau về hang trú ẩn, một nơi thường xuyên sốc điện trong khi nơi còn lại thì không. Kết quả cho thấy, lũ cua có xu hướng rời khỏi nơi chúng bị sốc điện. Ngược lại, những con cua trong chiếc hang bình thường vẫn thoải mái ở lại. Điều này cho thấy, loài giáp xác này có vẻ cũng biết cảm nhận đau đớn. Tuy nhiên, giáo sư Brian Key, nhà nghiên cứu thần kinh học kỳ cựu tại Đại học Queensland, Úc. Ông khẳng định cá không biết đau và tôm càng không thể.Các nghiên cứu phát hiện rằng vùng vỏ não chịu trách nhiệm tiếp nhận và truyền tải thông điệp về cơn đau. Trong khi đó tôm không có vỏ não, và nhìn chung tôm hay cá cũng đều có rất ít chức năng thần kinh để nhận biết cơn đau.Chưa biết tôm hùm liệu có thực sự biết đau hay không, nhưng rõ ràng cách tốt hơn hết là hủy não, gây mê hoặc chích điện chúng trước khi luộc để đảm bảo tính nhân văn.Nhiều nhà hàng ở Anh đã sử dụng các thiết bị làm choáng tôm hùm, khiến con vật không cảm thấy đau đớn, nhưng vẫn tiết ra hormone giúp làm tăng hương vị.Mời các bạn xem video: Top 10 Loài Động Vật Sống Lâu Nhất Trái Đất. Nguồn: Yan News
Dù cuộc tranh luận tôm không có vỏ não nên thực sự biết đau vẫn đang diễn ra gay gắt và chưa đi đến hồi kết, nhưng nhiều quốc gia trên thế giới đã ban hành luật cấm luộc sống tôm hùm sống như Thụy Sĩ.
Dự luật Phúc lợi Động vật lần đầu tiên được Chính phủ Anh đề xuất vào tháng 5 như một lời hứa của Thủ tướng Boris Johnson, sau khi ông cam kết sẽ xem xét đến quyền lợi của động vật trong việc soạn thảo các chính sách mới.
Các nhà làm luật của Anh đang muốn đệ trình lưỡng viện một bản sửa đổi mới của Dự luật Phúc lợi Động vật, trong đó, họ mở rộng phạm vi các phúc lợi điều chỉnh sang động vật có vỏ, giáp xác và động vật thân mềm cephalopod. Nghĩa là luật này có thể ra một lệnh cấm hoàn toàn đối với hành vi luộc sống tôm hùm.
Họ lập luận rằng các loài động vật như bạch tuộc và tôm hùm cũng có cảm giác đau đớn, do đó cần được đưa vào dự luật và không nên bị phân biệt đối xử vì "cấu trúc thần kinh của chúng khác với chúng ta".
Tuy nhiên, cảm giác đau của các loài động vật như tôm hùm vẫn còn là một vấn đề mơ hồ gây tranh cãi của giới khoa học. Một bên cho rằng tôm hùm giống như các loài giáp xác khác, chúng thậm chí còn không có một bộ não thực thụ nên không cảm thấy đau. "Đau" là loại cảm giác chỉ có ở sinh vật bậc cao mà thôi.
Trái lại, những người bác bỏ quan điểm trên đã đưa ra các dẫn chứng thực tế về hành vi và phản ứng sinh hóa diễn ra trong cơ thể tôm hùm khi bị luộc sống. Cơ thể chúng tiết ra hormone cortisol – hormone "stress", y hệt như chúng ta khi bị đau.
Chúng không thể kêu, nhưng có giãy giụa, hoặc cố gắng tránh xa khỏi nước sôi. Để tìm hiểu vấn đề này, Robert Elwood, giáo sư sinh thái học tại Đại học Queen's Belfast đã tiến hành một nghiên cứu đối với các loài giáp xác.
Ông cho những con cua hai lựa chọn khác nhau về hang trú ẩn, một nơi thường xuyên sốc điện trong khi nơi còn lại thì không. Kết quả cho thấy, lũ cua có xu hướng rời khỏi nơi chúng bị sốc điện. Ngược lại, những con cua trong chiếc hang bình thường vẫn thoải mái ở lại. Điều này cho thấy, loài giáp xác này có vẻ cũng biết cảm nhận đau đớn.
Tuy nhiên, giáo sư Brian Key, nhà nghiên cứu thần kinh học kỳ cựu tại Đại học Queensland, Úc. Ông khẳng định cá không biết đau và tôm càng không thể.
Các nghiên cứu phát hiện rằng vùng vỏ não chịu trách nhiệm tiếp nhận và truyền tải thông điệp về cơn đau. Trong khi đó tôm không có vỏ não, và nhìn chung tôm hay cá cũng đều có rất ít chức năng thần kinh để nhận biết cơn đau.
Chưa biết tôm hùm liệu có thực sự biết đau hay không, nhưng rõ ràng cách tốt hơn hết là hủy não, gây mê hoặc chích điện chúng trước khi luộc để đảm bảo tính nhân văn.
Nhiều nhà hàng ở Anh đã sử dụng các thiết bị làm choáng tôm hùm, khiến con vật không cảm thấy đau đớn, nhưng vẫn tiết ra hormone giúp làm tăng hương vị.