Loài kỳ nhông có thể tự đứt chân hoặc đuôi để trốn thoát khỏi kẻ thù khi cần thiết. Chân, đuôi này sẽ tự mọc lại chỉ 2 tuần sau đó.Những con kỳ nhông có kích thước khác nhau. Loài kỳ nhông lớn nhất là kỳ nhông khổng lồ Trung Quốc, dài hơn 1,8m và nặng tới 63,5kg. Trong khi đó loài kỳ nhông nhỏ nhất chỉ dài vỏn vẹn 2,8cm. Kỳ nhông nhìn giống thằn lằn, cũng có cơ thể dài và mỏng nhưng khác ở chỗ, con kỳ nhông có bộ da mịn và bóng hơn thằn lằn.Cũng giống như các loài bò sát khác, con kỳ nhông có bốn chi, mỗi chi trước có 4 ngón, mỗi chi sau có 5 ngón.Bộ da của loài kỳ nhông rất nhạy cảm với ô nhiễm môi trường. Các chất độc có thể dễ dàng thẩm thấu qua da và đi vào các cơ quan nội tạng của nó. Bằng việc theo dấu những con kỳ nhông trong tự nhiên mà các nhà khoa học có thể đánh giá được môi trường ở đó có trong sạch hay không. Nơi nào có nhiều kỳ nhông sinh sống nghĩa là môi trường nơi đó trong lành.Một số loài kỳ nhông có màu sáng, một số khác thì không. Màu sắc của nó phụ thuộc vào số lượng sắc tố da mà nó có. Những con kỳ nhông có màu nhợt nhạt thường dành phần lớn thời gian trốn dưới lòng đất hoặc trong các hang tối. Màu sắc cơ thể của kỳ nhông, đặc biệt là những con kỳ nhông màu sắc sặc sỡ thì có thể là kỳ nhông độc. Da của chúng được bao phủ bởi một chất nhầy có vị đắng khiến kẻ thù không thể ăn thịt được nó.Kỳ nhông thở bằng phổi, mang hoặc da tùy thuộc vào môi trường sống củ nó là ở dưới nước hay trên mặt đất. Kỳ nhông ở dưới nước có mang nằm ở phía sau đầu. Kỳ nhông thở bằng da thì có một mạng lưới mao mạch dày đặc nằm trong da, giúp nó trao đổi khí.Kỳ nhông ăn sâu và côn trùng. Một số loài có lưỡi dài gấp 10 lần chiều dài cơ thể nó.Tùy thuộc vào từng giống loài, những con kỳ nhông cái có thể đẻ từ một, hai cho đến hàng trăm quả trứng trong một mùa sinh sản.
Loài kỳ nhông có thể tự đứt chân hoặc đuôi để trốn thoát khỏi kẻ thù khi cần thiết. Chân, đuôi này sẽ tự mọc lại chỉ 2 tuần sau đó.
Những con kỳ nhông có kích thước khác nhau. Loài kỳ nhông lớn nhất là kỳ nhông khổng lồ Trung Quốc, dài hơn 1,8m và nặng tới 63,5kg. Trong khi đó loài kỳ nhông nhỏ nhất chỉ dài vỏn vẹn 2,8cm. Kỳ nhông nhìn giống thằn lằn, cũng có cơ thể dài và mỏng nhưng khác ở chỗ, con kỳ nhông có bộ da mịn và bóng hơn thằn lằn.
Cũng giống như các loài bò sát khác, con kỳ nhông có bốn chi, mỗi chi trước có 4 ngón, mỗi chi sau có 5 ngón.
Bộ da của loài kỳ nhông rất nhạy cảm với ô nhiễm môi trường. Các chất độc có thể dễ dàng thẩm thấu qua da và đi vào các cơ quan nội tạng của nó. Bằng việc theo dấu những con kỳ nhông trong tự nhiên mà các nhà khoa học có thể đánh giá được môi trường ở đó có trong sạch hay không. Nơi nào có nhiều kỳ nhông sinh sống nghĩa là môi trường nơi đó trong lành.
Một số loài kỳ nhông có màu sáng, một số khác thì không. Màu sắc của nó phụ thuộc vào số lượng sắc tố da mà nó có. Những con kỳ nhông có màu nhợt nhạt thường dành phần lớn thời gian trốn dưới lòng đất hoặc trong các hang tối. Màu sắc cơ thể của kỳ nhông, đặc biệt là những con kỳ nhông màu sắc sặc sỡ thì có thể là kỳ nhông độc. Da của chúng được bao phủ bởi một chất nhầy có vị đắng khiến kẻ thù không thể ăn thịt được nó.
Kỳ nhông thở bằng phổi, mang hoặc da tùy thuộc vào môi trường sống củ nó là ở dưới nước hay trên mặt đất. Kỳ nhông ở dưới nước có mang nằm ở phía sau đầu. Kỳ nhông thở bằng da thì có một mạng lưới mao mạch dày đặc nằm trong da, giúp nó trao đổi khí.
Kỳ nhông ăn sâu và côn trùng. Một số loài có lưỡi dài gấp 10 lần chiều dài cơ thể nó.
Tùy thuộc vào từng giống loài, những con kỳ nhông cái có thể đẻ từ một, hai cho đến hàng trăm quả trứng trong một mùa sinh sản.