Gấu ngựa (Ursus thibetanus) là một trong những loài động vật đáng sợ nhất trong các khu rừng ở Việt Nam. Ảnh: Gấu ngựa tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn.Đây là một loài thú cỡ lớn, nặng 80 -180kg (trong nuôi nhốt có thể 200kg), có dáng thân thô béo, trán rộng, tai tròn, bộ lông dài thô mầu đen tuyền, lông hai bên cổ dài tạo thành bờm.Nét đặc trưng của gấu ngựa là trên ngực có yếm hình chữ V mầu vàng nhạt hoặc màu trắng xám.Chân trước và chân sau có của gấu ngựa có 5 ngón, mỗi cón đều có vuốt khoẻ nhọn và cong, là vũ khí tự vệ rất uy lực của loài thú này.Với bộ móng vuốt rất nguy hiểm cùng cái tát trời giáng của mình, gấu ngựa có thể khiến con người chịu thương tích nặng, thậm chí tử vong.Tuy hình dáng có vẻ nặng nề nhưng gấu ngựa rất lanh lợi, hiếu động, leo trèo, bơi lội giỏi. Rất thích ăn mật ong và ong non, chúng thường leo các cây cao tìm phá tổ ong trong thân cây để ăn.Trong tự nhiên, gấu ngựa không làm tổ cố định, thường chui vào nghỉ ở hốc đá, hốc cây, có khi bẻ cành làm tổ nghỉ tạm trên cây lớn. Gấu sống độc thân, chỉ ghép đôi vào mùa động dục. Gấu mẹ nuôi con cẩn thận.Ở Việt Nam, gấu ngựa phân bố tại các vùng rừng núi ở Lai Châu, Sơn La, Tuyên Quang, Nghệ An, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế, Quảng Nam, Bình Định, Gia Lai, Kontum, Đắk Lăk, Lâm Đồng… Trước năm 1970, số lượng của chúng còn khá nhiều.Hiện nay, tình trạng săn bắn gấu ráo riết và nhiều diện tích rừng bị mất hoặc suy thoái đã làm cho số lượng gấu ngựa ở Việt Nam bị suy giảm mạnh, đẩy loài gấu này đến nguy cơ tuyệt chủng trong tự nhiên nếu không có sự bảo vệ tích cực.
Gấu ngựa (Ursus thibetanus) là một trong những loài động vật đáng sợ nhất trong các khu rừng ở Việt Nam. Ảnh: Gấu ngựa tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn.
Đây là một loài thú cỡ lớn, nặng 80 -180kg (trong nuôi nhốt có thể 200kg), có dáng thân thô béo, trán rộng, tai tròn, bộ lông dài thô mầu đen tuyền, lông hai bên cổ dài tạo thành bờm.
Nét đặc trưng của gấu ngựa là trên ngực có yếm hình chữ V mầu vàng nhạt hoặc màu trắng xám.
Chân trước và chân sau có của gấu ngựa có 5 ngón, mỗi cón đều có vuốt khoẻ nhọn và cong, là vũ khí tự vệ rất uy lực của loài thú này.
Với bộ móng vuốt rất nguy hiểm cùng cái tát trời giáng của mình, gấu ngựa có thể khiến con người chịu thương tích nặng, thậm chí tử vong.
Tuy hình dáng có vẻ nặng nề nhưng gấu ngựa rất lanh lợi, hiếu động, leo trèo, bơi lội giỏi. Rất thích ăn mật ong và ong non, chúng thường leo các cây cao tìm phá tổ ong trong thân cây để ăn.
Trong tự nhiên, gấu ngựa không làm tổ cố định, thường chui vào nghỉ ở hốc đá, hốc cây, có khi bẻ cành làm tổ nghỉ tạm trên cây lớn. Gấu sống độc thân, chỉ ghép đôi vào mùa động dục. Gấu mẹ nuôi con cẩn thận.
Ở Việt Nam, gấu ngựa phân bố tại các vùng rừng núi ở Lai Châu, Sơn La, Tuyên Quang, Nghệ An, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế, Quảng Nam, Bình Định, Gia Lai, Kontum, Đắk Lăk, Lâm Đồng… Trước năm 1970, số lượng của chúng còn khá nhiều.
Hiện nay, tình trạng săn bắn gấu ráo riết và nhiều diện tích rừng bị mất hoặc suy thoái đã làm cho số lượng gấu ngựa ở Việt Nam bị suy giảm mạnh, đẩy loài gấu này đến nguy cơ tuyệt chủng trong tự nhiên nếu không có sự bảo vệ tích cực.