Họ bọ cánh cứng Dermestidae là họ bọ cánh cứng được các nhà khoa học, nghiên cứu lựa chọn để làm sạch các mẫu vật trưng bày tại các bảo tàng. Công việc chính của chúng là ăn xác thối.Cảnh tượng kinh hoàng khi hàng trăm, hàng ngàn con bọ cánh cứng không ngừng lao vào đục khoét từng mẩu thịt còn sót lại trên thân thể mẫu vật động vật trưng bày khiến bất kỳ ai nhìn thấy cũng phải rùng mình.Tại Bảo tàng Động vật học có xương sống Berkeley, trường Đại học California, những con bọ cánh cứng này luôn luôn không hết việc để làm. Hằng năm, có hàng trăm động vật chết được gửi tới bảo tàng làm mẫu vật.Đầu tiên, các nhà nghiên cứu sẽ lột da những con vật đó, thu thập mẫu vật từ cơ bắp đến dạ dày chúng, sau đó xử lý phần lông. Cuối cùng, họ sẽ làm sạch sẽ phần xương để lưu trữ dài hạn. Công việc này đòi hỏi độ chính xác cao và không được có bất cứ sơ sót nào. Trong ảnh là một nhà nghiên cứu đang xử lý xác của một con cú.Trong quá trình làm việc, các nhà nghiên cứu tìm thấy một cách để tăng tốc độ quá trình phân hủy, chính xác hơn là phương pháp dọn dẹp thủ công cực hiệu quả, đó là sử dụng những con bọ cánh cứng ăn xác thối để làm sạch toàn bộ thịt thối trong cơ thể mẫu vật.Phương pháp làm sạch này rất hiệu quả và được sử dụng trong nhiều năm qua. Vào năm 1924, bảo tàng đã thành lập, nuôi dưỡng các quần thể bọ cánh cứng đầu tiên. Gần 100 năm sau, con cháu của chúng vẫn còn làm công việc của tổ tiên mình trong các bảo tàng, giúp các nhà nghiên cứu có được mẫu vật động vật hoàn hảo nhất để bảo quản.Cận cảnh công việc ghê rợn của những con bọ cánh cứng.
Họ bọ cánh cứng Dermestidae là họ bọ cánh cứng được các nhà khoa học, nghiên cứu lựa chọn để làm sạch các mẫu vật trưng bày tại các bảo tàng. Công việc chính của chúng là ăn xác thối.
Cảnh tượng kinh hoàng khi hàng trăm, hàng ngàn con bọ cánh cứng không ngừng lao vào đục khoét từng mẩu thịt còn sót lại trên thân thể mẫu vật động vật trưng bày khiến bất kỳ ai nhìn thấy cũng phải rùng mình.
Tại Bảo tàng Động vật học có xương sống Berkeley, trường Đại học California, những con bọ cánh cứng này luôn luôn không hết việc để làm. Hằng năm, có hàng trăm động vật chết được gửi tới bảo tàng làm mẫu vật.
Đầu tiên, các nhà nghiên cứu sẽ lột da những con vật đó, thu thập mẫu vật từ cơ bắp đến dạ dày chúng, sau đó xử lý phần lông. Cuối cùng, họ sẽ làm sạch sẽ phần xương để lưu trữ dài hạn. Công việc này đòi hỏi độ chính xác cao và không được có bất cứ sơ sót nào. Trong ảnh là một nhà nghiên cứu đang xử lý xác của một con cú.
Trong quá trình làm việc, các nhà nghiên cứu tìm thấy một cách để tăng tốc độ quá trình phân hủy, chính xác hơn là phương pháp dọn dẹp thủ công cực hiệu quả, đó là sử dụng những con bọ cánh cứng ăn xác thối để làm sạch toàn bộ thịt thối trong cơ thể mẫu vật.
Phương pháp làm sạch này rất hiệu quả và được sử dụng trong nhiều năm qua. Vào năm 1924, bảo tàng đã thành lập, nuôi dưỡng các quần thể bọ cánh cứng đầu tiên. Gần 100 năm sau, con cháu của chúng vẫn còn làm công việc của tổ tiên mình trong các bảo tàng, giúp các nhà nghiên cứu có được mẫu vật động vật hoàn hảo nhất để bảo quản.
Cận cảnh công việc ghê rợn của những con bọ cánh cứng.