Trung tâm Cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật phối hợp với Hạt Kiểm lâm Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng đã tiến hành thả về môi trường tự nhiên 21 cá thể động vật rừng sau thời gian cứu hộ thành công.Được biết những cá thể động vật này đều được kiểm dịch, đảm bảo đủ điều kiện thả về môi trường tự nhiên sau thời gian cứu hộ từ nạn săn bắt và người dân giao nộp. 21 loài được thả bao gồm: 5 cầy vòi hương, 2 khỉ vàng, 2 khỉ đuôi lợn, 2 khỉ mặt đỏ, 1 cầy vòi móc, 4 rùa sa nhân, 1 rùa núi vàng, 1 rùa đất, 3 rồng đất.Rùa sa nhân là một loài rùa quý hiếm của Vườn Quốc Gia Cúc Phương. Đây là loài động vật đang có nguy cơ tuyệt chủng được liệt kê trong sách đỏ IUCN 2012.Rùa sa nhân là loài có giá trị khoa học, thẩm mỹ, giúp học sinh, sinh viên tìm hiểu về tập tính sinh thái. Nhưng hiện nay, chúng bị săn bắt để bán nhiều nên ngày càng trở nên khan hiếm.Khỉ vàng (Macaca mulatta) cũng thuộc loài động vật rừng nguy cấp, quý hiếm thuộc nhóm IIB trong Nghị định số 32 ngày 30/3/2006 của Chính phủ.Khỉ đuôi lợn có tên khoa học là Macaca leonina. Tên gọi của nó xuất phát từ hình dáng chiếc đuôi giống như đuôi của loài lợn, đây là một trong những loài lớn nhất trong họ nhà Khỉ Cercopithecidae.Khỉ mặt đỏ thuộc họ Khỉ Cercopithecidae bộ Linh trưởng Primates. Trước năm 1975, loài này còn gặp rất phổ biến ở các khu rừng. Tuy nhiên từ đó đến nay tình trạng của loài thay đổi rõ rệt, số lượng quần thể giảm mạnh, số lượng tiểu quần thể hiện nay khoảng >50.Khỉ mặt đỏ được đưa vào Sách đỏ Việt Nam 2000 và danh sách các loài cần được bảo vệ của ngành Lâm nghiệp (Phụ lục IIB Nghị định 32/2006/NĐ-CP ngày 22/4/2002 của Chính Phủ).Loài Rồng đất có tên khoa học là Physignathus concincinus Cuvier, 1829, từng được ghi nhận phân bố ở các nước châu Á như Việt Nam, Trung Quốc, Myanmar, Lào, Thái Lan và Campuchia. Tuy nhiên, những năm qua, loài rồng này ít được nhìn thấy trong tự nhiên.Theo các nhà khoa học, do có kích cỡ khá lớn nên rồng đất bị người dân địa phương săn bắt làm thực phẩm, đồng thời một số nhà hàng đặc sản cũng cung cấp món ăn từ thịt Rồng đất.Cầy vòi hương hay còn gọi là chồn hương là loài động vật có vú thuộc họ cầy. Hiện trên thế giới, có khoảng trên 200 chủng loại cầy khác nhau như cầy mực, cầy mèo, cầy giông, cầy vằn, cầy vòi đốm, cầy vòi mốc, cầy gấm, cầy giêng…Những năm gần đây, số lượng loài cầy vòi hương bị săn bắt để làm thịt ngày càng tăng. Ngoài ra, loài này còn bị bắt để gây nuôi làm cà phê chồn nên số lượng suy giảm nghiêm trọng ngoài tự nhiên, dẫn tới nguy cơ tuyệt chủng.Mời các bạn xem video: Top 10 Loài Động Vật Sống Lâu Nhất Trái Đất. Nguồn: Yan News
Trung tâm Cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật phối hợp với Hạt Kiểm lâm Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng đã tiến hành thả về môi trường tự nhiên 21 cá thể động vật rừng sau thời gian cứu hộ thành công.
Được biết những cá thể động vật này đều được kiểm dịch, đảm bảo đủ điều kiện thả về môi trường tự nhiên sau thời gian cứu hộ từ nạn săn bắt và người dân giao nộp. 21 loài được thả bao gồm: 5 cầy vòi hương, 2 khỉ vàng, 2 khỉ đuôi lợn, 2 khỉ mặt đỏ, 1 cầy vòi móc, 4 rùa sa nhân, 1 rùa núi vàng, 1 rùa đất, 3 rồng đất.
Rùa sa nhân là một loài rùa quý hiếm của Vườn Quốc Gia Cúc Phương. Đây là loài động vật đang có nguy cơ tuyệt chủng được liệt kê trong sách đỏ IUCN 2012.
Rùa sa nhân là loài có giá trị khoa học, thẩm mỹ, giúp học sinh, sinh viên tìm hiểu về tập tính sinh thái. Nhưng hiện nay, chúng bị săn bắt để bán nhiều nên ngày càng trở nên khan hiếm.
Khỉ vàng (Macaca mulatta) cũng thuộc loài động vật rừng nguy cấp, quý hiếm thuộc nhóm IIB trong Nghị định số 32 ngày 30/3/2006 của Chính phủ.
Khỉ đuôi lợn có tên khoa học là Macaca leonina. Tên gọi của nó xuất phát từ hình dáng chiếc đuôi giống như đuôi của loài lợn, đây là một trong những loài lớn nhất trong họ nhà Khỉ Cercopithecidae.
Khỉ mặt đỏ thuộc họ Khỉ Cercopithecidae bộ Linh trưởng Primates. Trước năm 1975, loài này còn gặp rất phổ biến ở các khu rừng. Tuy nhiên từ đó đến nay tình trạng của loài thay đổi rõ rệt, số lượng quần thể giảm mạnh, số lượng tiểu quần thể hiện nay khoảng >50.
Khỉ mặt đỏ được đưa vào Sách đỏ Việt Nam 2000 và danh sách các loài cần được bảo vệ của ngành Lâm nghiệp (Phụ lục IIB Nghị định 32/2006/NĐ-CP ngày 22/4/2002 của Chính Phủ).
Loài Rồng đất có tên khoa học là Physignathus concincinus Cuvier, 1829, từng được ghi nhận phân bố ở các nước châu Á như Việt Nam, Trung Quốc, Myanmar, Lào, Thái Lan và Campuchia. Tuy nhiên, những năm qua, loài rồng này ít được nhìn thấy trong tự nhiên.
Theo các nhà khoa học, do có kích cỡ khá lớn nên rồng đất bị người dân địa phương săn bắt làm thực phẩm, đồng thời một số nhà hàng đặc sản cũng cung cấp món ăn từ thịt Rồng đất.
Cầy vòi hương hay còn gọi là chồn hương là loài động vật có vú thuộc họ cầy. Hiện trên thế giới, có khoảng trên 200 chủng loại cầy khác nhau như cầy mực, cầy mèo, cầy giông, cầy vằn, cầy vòi đốm, cầy vòi mốc, cầy gấm, cầy giêng…
Những năm gần đây, số lượng loài cầy vòi hương bị săn bắt để làm thịt ngày càng tăng. Ngoài ra, loài này còn bị bắt để gây nuôi làm cà phê chồn nên số lượng suy giảm nghiêm trọng ngoài tự nhiên, dẫn tới nguy cơ tuyệt chủng.