Vừa qua, chuyến bay VN 1500 của Vietnam Airlines từ Đà Lạt hạ cánh xuống sân bay Thọ Xuân (Thanh Hóa) đã phát hiện có xác chim trên càng sau bên phải của máy bay. Ống dầu thủy lực càng sau bên phải (ống dầu phanh) bị vỡ khiến chuyến bay bị trì hoãn.Trước đó, chiếc máy bay Airbus A350 của Hãng hàng không China Airlines (Đài Loan) thực hiện chuyến bay CI 783 từ Đài Bắc đến Tân Sơn Nhất (TP.HCM) cũng phải sửa chữa vết lủng vỏ thân máy bay do va chạm với chim.Máy bay bị chim đâm phải diễn ra hàng ngày trên khắp thế giới, nhưng không phải vụ nào cũng gây ra tai nạn. Kể từ năm 1988 đến nay có hơn 200 người chết trong các vụ tai nạn máy bay liên quan tới động vật, gây thiệt hại hơn 600 triệu USD mỗi năm.Vậy tại sao những con chim bé nhỏ và mềm lại có thể khiến máy bay vốn được làm bằng chất liệu siêu cứng móp méo và tai nạn?Phần lớn vụ va chạm xảy ra khi máy bay gần mặt đất, thời điểm cất cánh hoặc hạ cánh. Va chạm giữa chim trời và máy bay có thể biến thành tai nạn nghiêm trọng nếu các con chim lớn bị hút vào động cơ phản lực, làm gãy cánh quạt khiến động cơ ngừng hoạt động.Chim càng to thì hậu quả va chạm càng nặng, bởi tốc độ của máy bay lớn hơn rất nhiều so với tốc độ của chim nên khi va đập, sự chênh lệch tốc độ này gây ra lực va chạm rất mạnh.Lực va chạm giữa 2 vật ở trạng thái chuyển động mạnh hơn rất nhiều lần so với trạng thái tĩnh. Ô tô va chạm ở mặt đất thì xe bé bị nặng hơn xe to vì tốc độ dưới đất tối đa cũng chỉ 120 km/h.Máy bay bay với tốc độ 900 - 1.000km/h thì dù va chạm với chim mềm, nhỏ hơn máy bay nhiều lần nhưng hậu quả rất lớn vì cú va đập ở tốc độ rất cao.Các vụ máy bay va chạm với chim rất nguy hiểm nếu vị trí va chạm xảy ra ở động cơ. Các loài chim lớn đáng sợ hơn chim nhỏ vì khi chim va phải máy bay, chúng có thể bị hút vào động cơ và làm gãy cánh quạt. Chiếc cánh gãy bị hút sâu vào bên trong động cơ và làm hỏng các bộ phận khác.Với các vụ va chạm với chim nhỏ vào vỏ máy bay, các bộ phận khác không có cảm biến thì phi công khó biết. Điều này lý giải vì sao kiểm tra máy bay vừa hạ cánh an toàn, thợ máy vẫn thấy vết máu, lông chim dính vào vỏ máy bay hoặc những vết lõm nhỏ.Để đối phó với nguy hiểm rình rập từ động vật, các sân bay thường áp dụng nhiều biện pháp giảm thiểu nguy cơ va chạm giữa máy bay và chim. Chẳng hạn, người ta không trồng nhiều cây gần sân bay để tránh chim đậu, làm tổ.Ngành hàng không cũng đưa ra quy trình phi công phải kiểm tra kỹ máy bay khi tiếp nhận, xem có dấu vết va đập hay không. Khi máy bay hạ cánh, thợ máy phải kiểm tra 1 vòng để xử lý. Khi thấy vết va chạm nhẹ, thợ máy cũng phải kiểm tra máy bay đủ điều kiện an toàn mới được bay tiếp. Mời các bạn xem video: 5 loài chim độc lạ nhất thế giới. Nguồn: Chuyện lạ VN & TG
Vừa qua, chuyến bay VN 1500 của Vietnam Airlines từ Đà Lạt hạ cánh xuống sân bay Thọ Xuân (Thanh Hóa) đã phát hiện có xác chim trên càng sau bên phải của máy bay. Ống dầu thủy lực càng sau bên phải (ống dầu phanh) bị vỡ khiến chuyến bay bị trì hoãn.
Trước đó, chiếc máy bay Airbus A350 của Hãng hàng không China Airlines (Đài Loan) thực hiện chuyến bay CI 783 từ Đài Bắc đến Tân Sơn Nhất (TP.HCM) cũng phải sửa chữa vết lủng vỏ thân máy bay do va chạm với chim.
Máy bay bị chim đâm phải diễn ra hàng ngày trên khắp thế giới, nhưng không phải vụ nào cũng gây ra tai nạn. Kể từ năm 1988 đến nay có hơn 200 người chết trong các vụ tai nạn máy bay liên quan tới động vật, gây thiệt hại hơn 600 triệu USD mỗi năm.
Vậy tại sao những con chim bé nhỏ và mềm lại có thể khiến máy bay vốn được làm bằng chất liệu siêu cứng móp méo và tai nạn?
Phần lớn vụ va chạm xảy ra khi máy bay gần mặt đất, thời điểm cất cánh hoặc hạ cánh. Va chạm giữa chim trời và máy bay có thể biến thành tai nạn nghiêm trọng nếu các con chim lớn bị hút vào động cơ phản lực, làm gãy cánh quạt khiến động cơ ngừng hoạt động.
Chim càng to thì hậu quả va chạm càng nặng, bởi tốc độ của máy bay lớn hơn rất nhiều so với tốc độ của chim nên khi va đập, sự chênh lệch tốc độ này gây ra lực va chạm rất mạnh.
Lực va chạm giữa 2 vật ở trạng thái chuyển động mạnh hơn rất nhiều lần so với trạng thái tĩnh. Ô tô va chạm ở mặt đất thì xe bé bị nặng hơn xe to vì tốc độ dưới đất tối đa cũng chỉ 120 km/h.
Máy bay bay với tốc độ 900 - 1.000km/h thì dù va chạm với chim mềm, nhỏ hơn máy bay nhiều lần nhưng hậu quả rất lớn vì cú va đập ở tốc độ rất cao.
Các vụ máy bay va chạm với chim rất nguy hiểm nếu vị trí va chạm xảy ra ở động cơ. Các loài chim lớn đáng sợ hơn chim nhỏ vì khi chim va phải máy bay, chúng có thể bị hút vào động cơ và làm gãy cánh quạt. Chiếc cánh gãy bị hút sâu vào bên trong động cơ và làm hỏng các bộ phận khác.
Với các vụ va chạm với chim nhỏ vào vỏ máy bay, các bộ phận khác không có cảm biến thì phi công khó biết. Điều này lý giải vì sao kiểm tra máy bay vừa hạ cánh an toàn, thợ máy vẫn thấy vết máu, lông chim dính vào vỏ máy bay hoặc những vết lõm nhỏ.
Để đối phó với nguy hiểm rình rập từ động vật, các sân bay thường áp dụng nhiều biện pháp giảm thiểu nguy cơ va chạm giữa máy bay và chim. Chẳng hạn, người ta không trồng nhiều cây gần sân bay để tránh chim đậu, làm tổ.
Ngành hàng không cũng đưa ra quy trình phi công phải kiểm tra kỹ máy bay khi tiếp nhận, xem có dấu vết va đập hay không. Khi máy bay hạ cánh, thợ máy phải kiểm tra 1 vòng để xử lý. Khi thấy vết va chạm nhẹ, thợ máy cũng phải kiểm tra máy bay đủ điều kiện an toàn mới được bay tiếp.
Mời các bạn xem video: 5 loài chim độc lạ nhất thế giới. Nguồn: Chuyện lạ VN & TG