Nằm chênh vênh ở độ cao trung bình 4.000 m trên dãy Himalaya hùng vĩ, đường cao tốc Leh-Manali được mệnh danh là một trong những con đường cao nhất thế giới. Trong ảnh, bóng các công nhân trải làm chìm trong màn khói đen bốc lên từ ngọn lửa đốt nhựa đường đang cháy ngùn ngụt.
Do nằm chênh vênh trên núi cao, đường cao tốc chỉ mở cửa vào những tháng mùa hè từ
tháng 5 hoặc tháng 6 cho tới giữa tháng 10. Khi mùa đông đến, con đường
bị chôn vùi trong băng tuyết và không thể sử dụng được.Không được trang bị các phương tiện, máy móc làm việc, các công nhân chỉ dùng xẻng xúc sỏi trộn với nhựa đường nóng
bỏng để trải đường. Bụi bẩn phủ dày và bám chặt trên quần áo của họ. Không có quần áo bảo
hộ lao động, không găng tay, không mặt nạ phòng độc, công nhân chỉ
quấn một chiếc khăn quanh miệng để tránh hít phải khí độc. Tuy nhiên, chiếc khăn vải cũ mỏng manh không đủ để bảo vệ họ khỏi việc hít phải khói bụi và khí độc của nhựa đường bị đốt nóng. Một công nhân đi đôi ủng cũ kỹ đứng trước đám lửa lớn do nhựa đường đang cháy.
Những lao động làm việc vất vả trên một trong những con đường
cao nhất thế giới băng qua dãy Himalaya hùng vĩ - đường cao tốc chạy từ
thị trấn Leh thuộc bang Jammu và Kashmir, đến Manali ở Himchal Pradesh.Việc xây dựng và bảo trì đường cao tốc được giao cho Tổ chức Các đường
biên giới Ấn Độ (BRO) – một tổ chức quân sự chịu trách nhiệm xây dựng và
bảo trì các con đường ở các khu vực biên giới của Ấn Độ.Để bảo trì con đường cao tốc, BRO thuê các công nhân trải
đường với mức lương rẻ mạt và làm việc thời vụ.Không chỉ làm việc trong điều kiện nguy hiểm, điều kiện
sống của các công nhân trải đường thậm chí còn tồi tệ, khắc nghiệt hơn
nhiều. Các công nhân phải sống trong các lán trại dựng tạm bằng nilon,
vải cũ, những miếng tôn. Do sống và làm việc ở nơi xa xôi hẻo
lánh, cách biệt với các làng mạc và đô thị, nguồn cung cấp thực phẩm cho họ rất khan hiếm.Đường cao tốc chạy ngang qua một căn cứ quân sự tại
Sarchu ở biên giới giữa bang Himachal Pradesh và Ladakh. Có lẽ đây là
một trong những lý do tại sao con đường được thiết kế để có khả năng
chống chịu trọng lượng của các xe quân sự lớn và cồng kềnh nhất.
Bóng công nhân trải đường ẩn hiện trong làn khói độc hại. Họ
làm việc cần mẫn và lặng lẽ: không găng tay, không mặt nạ,
không có bất cứ trang thiết bị bảo hộ nào trước khói bụi và khí độc của nhựa đường.
Do thường xuyên tiếp xúc với khói bụi và khí độc, 70% số lao động làm đường trong dãy
Himalaya bị mắc các bệnh đường hô hấp như lao và hen suyễn. Không có đủ
nước sinh hoạt để tắm rửa, vệ sinh, các công nhân ở đây cũng dễ mắc
nhiều bệnh về da liễu.Sự chênh lệnh nhiệt độ ngày và đêm trong dãy Himalaya rất cao.
Trong những tháng mùa hè, mặt trời chiếu sáng cả ngày khiến nhiệt độ
trong ngày nóng bức. Tuy nhiên, đêm đến, nhiệt độ lại hạ xuống thấp đột
ngột. Công nhân làm việc tại đây không được phát áo ấm để mặc. Thậm chí,
họ không có tiền để mua quần áo ấm. Trong ảnh, một công nhân chỉ đi dép để làm việc.
Các công nhân làm đường đến từ những vùng nông thôn nghèo khó khác
nhau của Ấn Độ. Họ được thuê làm việc trong mấy tháng mùa hè với mức lương ít ỏi. Tuy nhiên, họ phải làm việc và sinh hoạt trong những điều
kiện tồi tàn và đang mạo hiểm với tính mệnh hàng ngày.
Nằm chênh vênh ở độ cao trung bình 4.000 m trên dãy Himalaya hùng vĩ, đường cao tốc Leh-Manali được mệnh danh là một trong những con đường cao nhất thế giới. Trong ảnh, bóng các công nhân trải làm chìm trong màn khói đen bốc lên từ ngọn lửa đốt nhựa đường đang cháy ngùn ngụt.
Do nằm chênh vênh trên núi cao, đường cao tốc chỉ mở cửa vào những tháng mùa hè từ
tháng 5 hoặc tháng 6 cho tới giữa tháng 10. Khi mùa đông đến, con đường
bị chôn vùi trong băng tuyết và không thể sử dụng được.
Không được trang bị các phương tiện, máy móc làm việc, các công nhân chỉ dùng xẻng xúc sỏi trộn với nhựa đường nóng
bỏng để trải đường.
Bụi bẩn phủ dày và bám chặt trên quần áo của họ. Không có quần áo bảo
hộ lao động, không găng tay, không mặt nạ phòng độc, công nhân chỉ
quấn một chiếc khăn quanh miệng để tránh hít phải khí độc. Tuy nhiên, chiếc khăn vải cũ mỏng manh không đủ để bảo vệ họ khỏi việc hít phải khói bụi và khí độc của nhựa đường bị đốt nóng.
Một công nhân đi đôi ủng cũ kỹ đứng trước đám lửa lớn do nhựa đường đang cháy.
Những lao động làm việc vất vả trên một trong những con đường
cao nhất thế giới băng qua dãy Himalaya hùng vĩ - đường cao tốc chạy từ
thị trấn Leh thuộc bang Jammu và Kashmir, đến Manali ở Himchal Pradesh.
Việc xây dựng và bảo trì đường cao tốc được giao cho Tổ chức Các đường
biên giới Ấn Độ (BRO) – một tổ chức quân sự chịu trách nhiệm xây dựng và
bảo trì các con đường ở các khu vực biên giới của Ấn Độ.
Để bảo trì con đường cao tốc, BRO thuê các công nhân trải
đường với mức lương rẻ mạt và làm việc thời vụ.
Không chỉ làm việc trong điều kiện nguy hiểm, điều kiện
sống của các công nhân trải đường thậm chí còn tồi tệ, khắc nghiệt hơn
nhiều. Các công nhân phải sống trong các lán trại dựng tạm bằng nilon,
vải cũ, những miếng tôn. Do sống và làm việc ở nơi xa xôi hẻo
lánh, cách biệt với các làng mạc và đô thị, nguồn cung cấp thực phẩm cho họ rất khan hiếm.
Đường cao tốc chạy ngang qua một căn cứ quân sự tại
Sarchu ở biên giới giữa bang Himachal Pradesh và Ladakh. Có lẽ đây là
một trong những lý do tại sao con đường được thiết kế để có khả năng
chống chịu trọng lượng của các xe quân sự lớn và cồng kềnh nhất.
Bóng công nhân trải đường ẩn hiện trong làn khói độc hại. Họ
làm việc cần mẫn và lặng lẽ: không găng tay, không mặt nạ,
không có bất cứ trang thiết bị bảo hộ nào trước khói bụi và khí độc của nhựa đường.
Do thường xuyên tiếp xúc với khói bụi và khí độc, 70% số lao động làm đường trong dãy
Himalaya bị mắc các bệnh đường hô hấp như lao và hen suyễn.
Không có đủ
nước sinh hoạt để tắm rửa, vệ sinh, các công nhân ở đây cũng dễ mắc
nhiều bệnh về da liễu.
Sự chênh lệnh nhiệt độ ngày và đêm trong dãy Himalaya rất cao.
Trong những tháng mùa hè, mặt trời chiếu sáng cả ngày khiến nhiệt độ
trong ngày nóng bức. Tuy nhiên, đêm đến, nhiệt độ lại hạ xuống thấp đột
ngột. Công nhân làm việc tại đây không được phát áo ấm để mặc. Thậm chí,
họ không có tiền để mua quần áo ấm. Trong ảnh, một công nhân chỉ đi dép để làm việc.
Các công nhân làm đường đến từ những vùng nông thôn nghèo khó khác
nhau của Ấn Độ. Họ được thuê làm việc trong mấy tháng mùa hè với mức lương ít ỏi. Tuy nhiên, họ phải làm việc và sinh hoạt trong những điều
kiện tồi tàn và đang mạo hiểm với tính mệnh hàng ngày.