Da cá sấu. Cá sấu sở hữu bộ da sần sùi, cứng và bền, nhưng đặc biệt rất nhạy cảm vì có nhiều bộ cảm biến. Với bộ da đặc biệt của mình, nó có thể phát hiện vị trí con mồi đang bơi một cách vô cùng chính xác khi ở dưới nước nhờ nhạy cảm đối với áp lực và rung động nước, có thể cảm nhận những gợn sóng nhỏ nhất trên mặt nước. Cá nhà táng có lớp da dày nhất. Độ dày của lớp da một con cá nhà táng có thể lên tới 35cm. Loài này sở hữu lớp da dày như vậy là để tự vệ khi săn mồi vì con mồi ưa thích của cá nhà táng là những con mực không lồ với các xúc tu sắc như dao cạo. Chuột gai Châu Phi. Loài chuột gai Châu phi thì lại ngược lại so với cá nhà táng, chúng có bộ da rất mỏng và rất dễ bị tổn thương. Loài này có cách tự vệ rất đặc biệt, chúng sẽ tự lột da của mình khi bị bắt bởi kẻ thù. Nó có khả năng tự phục hồi lớp da nhanh chóng, tái tạo lại hoàn toàn lớp da, nang lông, tuyến mồ hôi chỉ trong một vài ngày. Bạch tuộc và mực có thể đổi màu da. Bạch tuộc, mực và các loài cùng họ có lớp da đặc biệt, lớp da có thể ngay lập tức thay đổi màu sắc để phù hợp với môi trường, giúp chúng ngụy trang hoàn hảo. Mặc dù thực tế bạch tuộc và mực đều bị mù màu. Cơ chế đổi màu sắc da của chúng được cho là nhờ những sắc tố da đặc biệt. Thằn lằn gai. Loài thằn lằn gai có lớp da toàn gai nhọn và giúp giữ nước khi sống trong môi trường ở vùng sa mạc Úc. Lớp da phủ đầy gai nhọn có thể dùng để tự vệ và thích nghi với điều kiện khắc nghiệt vùng sa mạc. Dưới lớp da gai góc là hệ thống mao dẫn. Loài này lưu trữ nước trong da và hệ thống mao dẫn giống như các ống hút dẫn nước trực tiếp đến miệng của chúng. Da hươu cao cổ tự điều hòa nhiệt cơ thể. Loài hươu cao cổ thường sống ở các hoang mạc nóng và khô rất khắc nghiệt, nhưng bù lại lớp da của chúng có khả năng điều tiết nhiệt độ đặc biệt, giống như hệ thống điều hòa giúp cân bằng nhiệt độ cơ thể con vật. Da của chúng có những đốm sẫm, giống như một cửa sổ thoát nhiệt. Dưới những đốm sẫm là hệ thống mạch máu phức tạp để tự làm mát cơ thể. Hươu cao cổ có nhiều da hơn so với những con vật khác. Da ngựa vằn. Ngựa vằn có những sọc đen trắng rất nổi bật trên da, và điều đó giúp nó trốn tránh khỏi kẻ săn mồi rất tốt. Ngoài ra, sọc đen trắng tương phản còn giúp chúng tránh được các loài côn trùng, khiến chúng bị rối loạn bởi sự luân phiên của ánh sáng phân cực. Ếch Bornean thở qua da. Loài ếch đặc biệt này thực hiện hoạt động hô hấp qua lớp da đặc biệt. Loài ếch này có tỉ lệ trao đổi chất thấp, không cần nhiều oxy. Tắc kè hoa và lớp da ngụy trang tài tình. Loài tắc kè hoa có khả năng thay đổi màu sắc da để ngụy trang. Đồng thời lớp da chúng còn dùng để điều chỉnh nhiệt độ và giao tiếp với nhau. Khi loài này gặp kẻ thù, chúng sẽ thay đổi dựa vào môi trường xung quanh, nắm rõ kẻ địch của mình, nó cũng sử dụng các kiểu ngụy trang khác nhau tùy thuộc vào từng loại kẻ thù.Sên biển quang hợp qua da. Sên biển xanh lá cây chỉ ăn tảo và có cơ thể màu xanh giống như một chiếc lá. Khi cơ thể chuyển màu xanh, nó bắt đầu hấp thụ năng lượng mặt trời, giống như lá cây quang hợp. Nguyên nhân sên biển làm được điều này là nhờ hấp thụ chất diệp lục trong tảo và chuyển chúng vào da của mình. Khi nạp đủ lượng tảo cần thiết và bắt đầu thực hiện quá trình quang hợp, loài này không cần ăn uống mà chỉ cần hấp thụ ánh sáng mặt trời.
Da cá sấu. Cá sấu sở hữu bộ da sần sùi, cứng và bền, nhưng đặc biệt rất nhạy cảm vì có nhiều bộ cảm biến. Với bộ da đặc biệt của mình, nó có thể phát hiện vị trí con mồi đang bơi một cách vô cùng chính xác khi ở dưới nước nhờ nhạy cảm đối với áp lực và rung động nước, có thể cảm nhận những gợn sóng nhỏ nhất trên mặt nước.
Cá nhà táng có lớp da dày nhất. Độ dày của lớp da một con cá nhà táng có thể lên tới 35cm. Loài này sở hữu lớp da dày như vậy là để tự vệ khi săn mồi vì con mồi ưa thích của cá nhà táng là những con mực không lồ với các xúc tu sắc như dao cạo.
Chuột gai Châu Phi. Loài chuột gai Châu phi thì lại ngược lại so với cá nhà táng, chúng có bộ da rất mỏng và rất dễ bị tổn thương. Loài này có cách tự vệ rất đặc biệt, chúng sẽ tự lột da của mình khi bị bắt bởi kẻ thù. Nó có khả năng tự phục hồi lớp da nhanh chóng, tái tạo lại hoàn toàn lớp da, nang lông, tuyến mồ hôi chỉ trong một vài ngày.
Bạch tuộc và mực có thể đổi màu da. Bạch tuộc, mực và các loài cùng họ có lớp da đặc biệt, lớp da có thể ngay lập tức thay đổi màu sắc để phù hợp với môi trường, giúp chúng ngụy trang hoàn hảo. Mặc dù thực tế bạch tuộc và mực đều bị mù màu. Cơ chế đổi màu sắc da của chúng được cho là nhờ những sắc tố da đặc biệt.
Thằn lằn gai. Loài thằn lằn gai có lớp da toàn gai nhọn và giúp giữ nước khi sống trong môi trường ở vùng sa mạc Úc. Lớp da phủ đầy gai nhọn có thể dùng để tự vệ và thích nghi với điều kiện khắc nghiệt vùng sa mạc. Dưới lớp da gai góc là hệ thống mao dẫn. Loài này lưu trữ nước trong da và hệ thống mao dẫn giống như các ống hút dẫn nước trực tiếp đến miệng của chúng.
Da hươu cao cổ tự điều hòa nhiệt cơ thể. Loài hươu cao cổ thường sống ở các hoang mạc nóng và khô rất khắc nghiệt, nhưng bù lại lớp da của chúng có khả năng điều tiết nhiệt độ đặc biệt, giống như hệ thống điều hòa giúp cân bằng nhiệt độ cơ thể con vật. Da của chúng có những đốm sẫm, giống như một cửa sổ thoát nhiệt. Dưới những đốm sẫm là hệ thống mạch máu phức tạp để tự làm mát cơ thể. Hươu cao cổ có nhiều da hơn so với những con vật khác.
Da ngựa vằn. Ngựa vằn có những sọc đen trắng rất nổi bật trên da, và điều đó giúp nó trốn tránh khỏi kẻ săn mồi rất tốt. Ngoài ra, sọc đen trắng tương phản còn giúp chúng tránh được các loài côn trùng, khiến chúng bị rối loạn bởi sự luân phiên của ánh sáng phân cực.
Ếch Bornean thở qua da. Loài ếch đặc biệt này thực hiện hoạt động hô hấp qua lớp da đặc biệt. Loài ếch này có tỉ lệ trao đổi chất thấp, không cần nhiều oxy.
Tắc kè hoa và lớp da ngụy trang tài tình. Loài tắc kè hoa có khả năng thay đổi màu sắc da để ngụy trang. Đồng thời lớp da chúng còn dùng để điều chỉnh nhiệt độ và giao tiếp với nhau. Khi loài này gặp kẻ thù, chúng sẽ thay đổi dựa vào môi trường xung quanh, nắm rõ kẻ địch của mình, nó cũng sử dụng các kiểu ngụy trang khác nhau tùy thuộc vào từng loại kẻ thù.
Sên biển quang hợp qua da. Sên biển xanh lá cây chỉ ăn tảo và có cơ thể màu xanh giống như một chiếc lá. Khi cơ thể chuyển màu xanh, nó bắt đầu hấp thụ năng lượng mặt trời, giống như lá cây quang hợp. Nguyên nhân sên biển làm được điều này là nhờ hấp thụ chất diệp lục trong tảo và chuyển chúng vào da của mình. Khi nạp đủ lượng tảo cần thiết và bắt đầu thực hiện quá trình quang hợp, loài này không cần ăn uống mà chỉ cần hấp thụ ánh sáng mặt trời.