Rất nhiều tai nạn thang máy liên quan đến sự cố trong đóng và mở cửa. Không ít người chưa vào hằn trong thang thì cửa đã đóng lại và thang vận hành, dẫn đến kẹp chết người hoặc cắt đứt cơ thể. Về nguyên tắc, cửa thang máy sẽ tự mở khi có vật cản nhờ 2 phương pháp, một là sử dụng thanh an toàn và hai là tia hồng ngoại. Ở cách thứ nhất, cửa thang máy có thanh an toàn di động. Khi cửa đóng, gặp vật cản thì thanh này bị đẩy nhẹ và tác dụng tới một công tắc. Động cơ cửa sẽ đổi chiều quay, cửa mở cho đến khi vật cản rời đi thì mới đóng lại. Ở cách thứ hai, tia hồng ngoại sẽ chiếu từ bên này qua bên kia cửa. Khi cửa đang đóng, có vật cản cắt ngang tia thì cửa sẽ tự mở ra, khi vật cản rời đi thì đóng lại. Tia hồng ngoại có thể được thiết kế theo chùm (2 tia) hoặc mành dọc suốt cả chiều dài cửa. Các thang máy ở Việt Nam hiện nay chủ yếu áp dụng đóng mở cửa bằng thanh an toàn vì chi phí thấp hơn; hoặc thanh an toàn kết hợp 2 tia hồng ngoại ở vị trí ngang đầu gối và mắt cá chân. Thực ra không phải cứ dùng tia hồng ngoại là an toàn. Có những loại thang chỉ dùng tia hồng ngoại từ trên xuống dưới mà không có thanh an toàn. Trong trường hợp mành hồng ngoại có trục trặc, việc đóng mở cửa thang máy cũng hỗn loạn, có thể gây kẹp chết người. Thang máy sẽ an toàn hơn nếu hệ thống đóng mở cửa tích hợp cả thanh an toàn và tia hồng ngoại. Nếu chẳng may tia hồng ngoại không hoạt động tốt, vẫn còn thanh an toàn duy trì sự đóng mở cửa chuẩn mực. Ngoài nguyên nhân cửa thang máy không an toàn, người sử dụng cũng cần bảo vệ mình bằng cách tìm hiểu các phím chức năng của thiết bị, chẳng hạn như chức năng Interphone 2 chiều để liên lạc ra ngoài, tìm sự trợ giúp. Từng có một học sinh cấp 3 gặp nạn bởi thay vì sử dụng chức năng này, em đã tìm cách ra khỏi thang máy khi nó đang ở giữa các tầng. Em đã rơi từ độ cao hơn 3m xuống, chấn thương sọ não. Nếu bạn lắp đặt thang máy cho nhà, nhà hàng hay công ty mình, đừng sửa đổi thiết bị. Việc sửa đổi, thay thế các chi tiết sẽ làm tính năng và độ bền của thang, làm tăng nguy cơ tai nạn.
Rất nhiều tai nạn thang máy liên quan đến sự cố trong đóng và mở cửa. Không ít người chưa vào hằn trong thang thì cửa đã đóng lại và thang vận hành, dẫn đến kẹp chết người hoặc cắt đứt cơ thể.
Về nguyên tắc, cửa thang máy sẽ tự mở khi có vật cản nhờ 2 phương pháp, một là sử dụng thanh an toàn và hai là tia hồng ngoại.
Ở cách thứ nhất, cửa thang máy có thanh an toàn di động. Khi cửa đóng, gặp vật cản thì thanh này bị đẩy nhẹ và tác dụng tới một công tắc. Động cơ cửa sẽ đổi chiều quay, cửa mở cho đến khi vật cản rời đi thì mới đóng lại.
Ở cách thứ hai, tia hồng ngoại sẽ chiếu từ bên này qua bên kia cửa. Khi cửa đang đóng, có vật cản cắt ngang tia thì cửa sẽ tự mở ra, khi vật cản rời đi thì đóng lại. Tia hồng ngoại có thể được thiết kế theo chùm (2 tia) hoặc mành dọc suốt cả chiều dài cửa.
Các thang máy ở Việt Nam hiện nay chủ yếu áp dụng đóng mở cửa bằng thanh an toàn vì chi phí thấp hơn; hoặc thanh an toàn kết hợp 2 tia hồng ngoại ở vị trí ngang đầu gối và mắt cá chân.
Thực ra không phải cứ dùng tia hồng ngoại là an toàn. Có những loại thang chỉ dùng tia hồng ngoại từ trên xuống dưới mà không có thanh an toàn. Trong trường hợp mành hồng ngoại có trục trặc, việc đóng mở cửa thang máy cũng hỗn loạn, có thể gây kẹp chết người.
Thang máy sẽ an toàn hơn nếu hệ thống đóng mở cửa tích hợp cả thanh an toàn và tia hồng ngoại. Nếu chẳng may tia hồng ngoại không hoạt động tốt, vẫn còn thanh an toàn duy trì sự đóng mở cửa chuẩn mực.
Ngoài nguyên nhân cửa thang máy không an toàn, người sử dụng cũng cần bảo vệ mình bằng cách tìm hiểu các phím chức năng của thiết bị, chẳng hạn như chức năng Interphone 2 chiều để liên lạc ra ngoài, tìm sự trợ giúp. Từng có một học sinh cấp 3 gặp nạn bởi thay vì sử dụng chức năng này, em đã tìm cách ra khỏi thang máy khi nó đang ở giữa các tầng. Em đã rơi từ độ cao hơn 3m xuống, chấn thương sọ não.
Nếu bạn lắp đặt thang máy cho nhà, nhà hàng hay công ty mình, đừng sửa đổi thiết bị. Việc sửa đổi, thay thế các chi tiết sẽ làm tính năng và độ bền của thang, làm tăng nguy cơ tai nạn.