Hàng nghìn con cá pupfish vẫn phát triển đều ở vùng đất tưởng chừng không có sự sống như thung lũng Chết, nơi nước nóng và có độ mặn gấp đôi nước biển. Nguyên nhân là do đường ruột của loài này có thể đào thải muối vô cùng hiệu quả. Gà lôi đuôi dài đã chứng tỏ khả năng sinh trưởng ở sa mạc và vùng cây bụi khi phát triển tại vùng thung lũng Chết khắc nghiệt. Loài này sử dụng tốc độ siêu nhanh của chúng để săn mồi như chuột, côn trùng và rắn. Rùa sa mạc rất hạn chế di chuyển khi sinh sống với vùng có nhiệt độ khắc nghiệt như Thung lũng Chết. Loài này thường nằm bất động và chỉ hoạt động sau khi trời mưa. Bàng quang của nó có khả năng giữ nước tốt. Kền kền gà tây giữ thân nhiệt mát mẻ bằng một cách khá dị thường đó là “tiểu tiện” lên trên chính chân mình, giảm bớt cái nóng cho loài này khi phải sống tại nơi nóng như Thung lũng Chết. Thỏ rừng tại Thung lũng Chết có đuôi đen với đôi tai quá khổ, là công cụ giúp nó tránh cái nắng nóng. Đôi tai loài này có chứa số lượng lớn các mạch máu tản nhiệt, giúp điều hoà nhiệt độ cơ thể. Loài này cũng nạp vào lượng thức ăn gấp vài lần trọng lượng cơ thể của chúng để tích trữ nước. Thằn lằn có lớp vảy đặc biệt trên ngón chân, giúp chạy nhanh trên các cồn cát. Loài này có thể ngay lập tức lặn đầu dưới bề mặt cát để tránh cái nóng khắc nghiệt. Chuột. Giống như nhiều cư dân Thung lũng Chết, chuột sống cuộc sống về đêm. Nó dành phần lớn thời gian ngày ngủ dưới lòng đất, mạo hiểm ra ngoài sau khi mặt trời lặn. Loài này có cơ quan đặc biệt bên trong mũi cho phép nó hấp thụ độ ẩm trực tiếp từ không khí, và thận có có chức năng giữ cho cơ thể không bị khô nước.
Hàng nghìn con cá pupfish vẫn phát triển đều ở vùng đất tưởng chừng không có sự sống như thung lũng Chết, nơi nước nóng và có độ mặn gấp đôi nước biển. Nguyên nhân là do đường ruột của loài này có thể đào thải muối vô cùng hiệu quả.
Gà lôi đuôi dài đã chứng tỏ khả năng sinh trưởng ở sa mạc và vùng cây bụi khi phát triển tại vùng thung lũng Chết khắc nghiệt. Loài này sử dụng tốc độ siêu nhanh của chúng để săn mồi như chuột, côn trùng và rắn.
Rùa sa mạc rất hạn chế di chuyển khi sinh sống với vùng có nhiệt độ khắc nghiệt như Thung lũng Chết. Loài này thường nằm bất động và chỉ hoạt động sau khi trời mưa. Bàng quang của nó có khả năng giữ nước tốt.
Kền kền gà tây giữ thân nhiệt mát mẻ bằng một cách khá dị thường đó là “tiểu tiện” lên trên chính chân mình, giảm bớt cái nóng cho loài này khi phải sống tại nơi nóng như Thung lũng Chết.
Thỏ rừng tại Thung lũng Chết có đuôi đen với đôi tai quá khổ, là công cụ giúp nó tránh cái nắng nóng. Đôi tai loài này có chứa số lượng lớn các mạch máu tản nhiệt, giúp điều hoà nhiệt độ cơ thể. Loài này cũng nạp vào lượng thức ăn gấp vài lần trọng lượng cơ thể của chúng để tích trữ nước.
Thằn lằn có lớp vảy đặc biệt trên ngón chân, giúp chạy nhanh trên các cồn cát. Loài này có thể ngay lập tức lặn đầu dưới bề mặt cát để tránh cái nóng khắc nghiệt.
Chuột. Giống như nhiều cư dân Thung lũng Chết, chuột sống cuộc sống về đêm. Nó dành phần lớn thời gian ngày ngủ dưới lòng đất, mạo hiểm ra ngoài sau khi mặt trời lặn. Loài này có cơ quan đặc biệt bên trong mũi cho phép nó hấp thụ độ ẩm trực tiếp từ không khí, và thận có có chức năng giữ cho cơ thể không bị khô nước.