Không như nhiều người vẫn tưởng, sự chậm chạm của loài rùa khiến nó khó có thể tồn tại được ở những môi trường khắc nghiệt, một số loài rùa vẫn có thể phát triển mạnh ở điều kiện sa mạc. Vào lúc hoàng hôn và bình minh, khi mà nhiệt độ trong ngày thoải mái nhất, rùa sẽ đi dạo và đào những chiếc lỗ. Những chiếc lỗ này sẽ giúp chúng tích nước khi trời mưa. Khi khát, rùa sẽ nhớ lại khu vực mình đào lỗ và quay lại để giải nhiệt. Biết lo xa là một trong những sự thật tuyệt vời về loài rùa.Ngoài việc là một kẻ biết lo xa, biết tích trữ nước phòng khi cần kíp, loài rùa còn được ca tụng là người làm vườn bất đắc dĩ. Chúng ăn thực vật và thường ăn trụi cả cây đó, bao gồm cả những hạt giống có trên cây. Sau khi ăn, chúng đi "nặng" rất nhiều, vô tình những hạt giống trong phân của rùa sẽ được ươm trong đất, gặp điều kiện thích hợp liền đâm rễ, nảy mầm và phát triển.Rùa có thể ăn chất độc. Đó là loài rùa đồi mồi không bằng lòng với những thực phẩm nhạt nhẽo hàng ngày của mình, chúng tiêu hóa cả một số sinh vật có chứa độc tố. Điều này có thể khiến cho những người yêu thích thích rùa gặp họa, bị nhiễm độc thứ cấp khi không khử độc thịt rùa đúng cách. Bên cạnh ăn chất độc, chúng còn có thể ăn cả một số mảnh kính sắc nhọn nhỏ mà không hề hấn gì.Rùa cá sấu có đầu to, bộ hàm cực khỏe, mai nhiều gai, cùng vẻ hung dữ, hình ảnh của chúng gợi nhớ đến những loài khủng long xa xưa. Với trọng lượng lên tới 90kg khi trưởng thành, lực cắn của rùa cá sấu cực kỳ ấn tượng. Tuy vậy đó không phải là tất cả về loài rùa này, chúng còn sở hữu cách thu hút mồi hiệu quả đáng được trao giải trong thế giới động vật. Lưỡi của chúng có một phần phụ giống nhưng những con sâu nhỏ, khi loài cá mắc bẫy, rùa chỉ việc khép hàm và tận hưởng bữa ăn ngon lành.Rùa có thể tự phồng cơ thể mình lên, kích hoạt cơ chế tự vệ. Đa số mọi người đều nghĩ rùa có một tấm khiên cực chắc chắn có thể bảo vệ nó khỏi nguy hiểm nhưng những loài chim vẫn có mỏ dài vẫn có thể cắn xé những con rùa sa mạc từ bên trong lớp mai cứng rắn của nó. Vì vậy, loài rùa sa mạc có thân hình bằng phẳng này luôn cố ép mình, chui rúc trong những kẽ đá hẹp. Khi gặp nguy hiểm, nó phồng cơ thể lên bằng cách mở rộng phổi, hành động này khiến chúng khó có thể bị tấn công. Trên thực tế, hành động này của rùa sa mạc hoạt động khá tốt, thành công chống lại những kẻ thù tự nhiên.Rùa hôi Pelomedúa subrufa, còn gọi là African helmeted turtle là loài rùa phân bố rộng rãi nhất châu Phi. Chúng là loài ăn tạp, từ bọ kí sinh đến chim non và động vật có vú nhỏ. Rùa hôi còn tấn công cả vịt con bằng cách dìm nó xuống nước, rỉa sạch mồi của người đi câu. Chính vì ăn tạp nên chúng nổi tiếng bởi là loài có mùi cơ thể rất nặng, dưới chân có 4 tuyến chuyên tiết ra mùi hôi cực khó chịu. Tuy vậy, vì khuôn mặt vui vẻ như đang cười, chúng vẫn được nuôi như loài rùa cảnh.Nhiều người nghĩ rằng khi chui vào mai, rùa sẽ hoàn toàn ngắt kết nối với thế giới và điều này đã dẫn đến nhiều thí nghiệm khủng khiếp. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới đây cho thấy, rùa có sự nhạy cảm ở tất cả mọi bộ phận cơ thể của nó. Sức mạnh lớn nhất của rùa là cảm giác về mùi, khứu giác dẫn dắt loài rùa hầu hết các hoạt động hàng ngày như tìm kiếm thức ăn, tìm kiếm một người bạn đời.Rùa biển không thể mở rộng khung xương sườn để hít thở như những loài động vật khác. Chúng phải nhờ đến sự hỗ trợ của những nhóm cơ khác để hít không khí vào phổi của mình. Một trong số đó là sử dụng sự vận động của nhóm cơ ở chân và cổ cùng những cơ khác có liên kết với thành xoang phổi để thở, phương pháp thứ hai là phương pháp thở buccopharyngeal, phương pháp này đòi hỏi tiêu hao nhiều năng lượng khi rùa biển phải hít nước vào bằng mồm và thở ra bằng mũi.Bên cạnh những phương pháp cổ truyền đó, có một loài rùa còn có khả năng thở bằng hậu môn. Đó là rùa Fitzroy, đây là loài rùa đặc hữu chỉ sinh sống ở phía Đông Nam Queensland, Australia. Rùa cạn hay rùa biển đều chỉ có duy nhất một lỗ huyệt, là nơi chúng sinh sản và thải chất cặn bã. Tuy nhiên lỗ huyệt của loài rùa này tiến hóa và nó có thể hít thở nhờ lỗ huyệt. Lượng oxy mà loài rùa này hấp thụ vào cơ thể bằng đường hậu môn chiếm 70%, nhiều gấp đôi lượng oxy hấp thụ bằng được hô hấp.Loài rùa là một trong những động có mặt từ rất sớm trên Trái đất. Các nhà khoa học đã phát hiện hóa thạch rùa đầy đủ có niên đại 120 triệu năm, thuộc họ rùa nước ngọt bản địa của Đông và Nam Phi. Một số người tin rằng đó là tổ tiên của loài rùa, qua thời gian lớp mai phát triển cứng cáp và hoàn thiện hơn giúp tăng cường cơ chế phòng thủ của loài động vật này.
Không như nhiều người vẫn tưởng, sự chậm chạm của loài rùa khiến nó khó có thể tồn tại được ở những môi trường khắc nghiệt, một số loài rùa vẫn có thể phát triển mạnh ở điều kiện sa mạc. Vào lúc hoàng hôn và bình minh, khi mà nhiệt độ trong ngày thoải mái nhất, rùa sẽ đi dạo và đào những chiếc lỗ. Những chiếc lỗ này sẽ giúp chúng tích nước khi trời mưa. Khi khát, rùa sẽ nhớ lại khu vực mình đào lỗ và quay lại để giải nhiệt. Biết lo xa là một trong những sự thật tuyệt vời về loài rùa.
Ngoài việc là một kẻ biết lo xa, biết tích trữ nước phòng khi cần kíp, loài rùa còn được ca tụng là người làm vườn bất đắc dĩ. Chúng ăn thực vật và thường ăn trụi cả cây đó, bao gồm cả những hạt giống có trên cây. Sau khi ăn, chúng đi "nặng" rất nhiều, vô tình những hạt giống trong phân của rùa sẽ được ươm trong đất, gặp điều kiện thích hợp liền đâm rễ, nảy mầm và phát triển.
Rùa có thể ăn chất độc. Đó là loài rùa đồi mồi không bằng lòng với những thực phẩm nhạt nhẽo hàng ngày của mình, chúng tiêu hóa cả một số sinh vật có chứa độc tố. Điều này có thể khiến cho những người yêu thích thích rùa gặp họa, bị nhiễm độc thứ cấp khi không khử độc thịt rùa đúng cách. Bên cạnh ăn chất độc, chúng còn có thể ăn cả một số mảnh kính sắc nhọn nhỏ mà không hề hấn gì.
Rùa cá sấu có đầu to, bộ hàm cực khỏe, mai nhiều gai, cùng vẻ hung dữ, hình ảnh của chúng gợi nhớ đến những loài khủng long xa xưa. Với trọng lượng lên tới 90kg khi trưởng thành, lực cắn của rùa cá sấu cực kỳ ấn tượng. Tuy vậy đó không phải là tất cả về loài rùa này, chúng còn sở hữu cách thu hút mồi hiệu quả đáng được trao giải trong thế giới động vật. Lưỡi của chúng có một phần phụ giống nhưng những con sâu nhỏ, khi loài cá mắc bẫy, rùa chỉ việc khép hàm và tận hưởng bữa ăn ngon lành.
Rùa có thể tự phồng cơ thể mình lên, kích hoạt cơ chế tự vệ. Đa số mọi người đều nghĩ rùa có một tấm khiên cực chắc chắn có thể bảo vệ nó khỏi nguy hiểm nhưng những loài chim vẫn có mỏ dài vẫn có thể cắn xé những con rùa sa mạc từ bên trong lớp mai cứng rắn của nó. Vì vậy, loài rùa sa mạc có thân hình bằng phẳng này luôn cố ép mình, chui rúc trong những kẽ đá hẹp. Khi gặp nguy hiểm, nó phồng cơ thể lên bằng cách mở rộng phổi, hành động này khiến chúng khó có thể bị tấn công. Trên thực tế, hành động này của rùa sa mạc hoạt động khá tốt, thành công chống lại những kẻ thù tự nhiên.
Rùa hôi Pelomedúa subrufa, còn gọi là African helmeted turtle là loài rùa phân bố rộng rãi nhất châu Phi. Chúng là loài ăn tạp, từ bọ kí sinh đến chim non và động vật có vú nhỏ. Rùa hôi còn tấn công cả vịt con bằng cách dìm nó xuống nước, rỉa sạch mồi của người đi câu. Chính vì ăn tạp nên chúng nổi tiếng bởi là loài có mùi cơ thể rất nặng, dưới chân có 4 tuyến chuyên tiết ra mùi hôi cực khó chịu. Tuy vậy, vì khuôn mặt vui vẻ như đang cười, chúng vẫn được nuôi như loài rùa cảnh.
Nhiều người nghĩ rằng khi chui vào mai, rùa sẽ hoàn toàn ngắt kết nối với thế giới và điều này đã dẫn đến nhiều thí nghiệm khủng khiếp. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới đây cho thấy, rùa có sự nhạy cảm ở tất cả mọi bộ phận cơ thể của nó. Sức mạnh lớn nhất của rùa là cảm giác về mùi, khứu giác dẫn dắt loài rùa hầu hết các hoạt động hàng ngày như tìm kiếm thức ăn, tìm kiếm một người bạn đời.
Rùa biển không thể mở rộng khung xương sườn để hít thở như những loài động vật khác. Chúng phải nhờ đến sự hỗ trợ của những nhóm cơ khác để hít không khí vào phổi của mình. Một trong số đó là sử dụng sự vận động của nhóm cơ ở chân và cổ cùng những cơ khác có liên kết với thành xoang phổi để thở, phương pháp thứ hai là phương pháp thở buccopharyngeal, phương pháp này đòi hỏi tiêu hao nhiều năng lượng khi rùa biển phải hít nước vào bằng mồm và thở ra bằng mũi.
Bên cạnh những phương pháp cổ truyền đó, có một loài rùa còn có khả năng thở bằng hậu môn. Đó là rùa Fitzroy, đây là loài rùa đặc hữu chỉ sinh sống ở phía Đông Nam Queensland, Australia. Rùa cạn hay rùa biển đều chỉ có duy nhất một lỗ huyệt, là nơi chúng sinh sản và thải chất cặn bã. Tuy nhiên lỗ huyệt của loài rùa này tiến hóa và nó có thể hít thở nhờ lỗ huyệt. Lượng oxy mà loài rùa này hấp thụ vào cơ thể bằng đường hậu môn chiếm 70%, nhiều gấp đôi lượng oxy hấp thụ bằng được hô hấp.
Loài rùa là một trong những động có mặt từ rất sớm trên Trái đất. Các nhà khoa học đã phát hiện hóa thạch rùa đầy đủ có niên đại 120 triệu năm, thuộc họ rùa nước ngọt bản địa của Đông và Nam Phi. Một số người tin rằng đó là tổ tiên của loài rùa, qua thời gian lớp mai phát triển cứng cáp và hoàn thiện hơn giúp tăng cường cơ chế phòng thủ của loài động vật này.