Deathstalker được coi là loài bọ cạp độc nhất thế giới. Loài này chỉ dài khoảng 5cm, có thể dễ dàng tìm thấy ở sa mạc châu Phi và cả châu Á, chịu trách nhiệm cho 75% các trường hợp tử vong do động vật có độc. Đối với loài bọ cạp nói chung, kích thước càng nhỏ thì nọc độc càng mạnh, do chúng không thể tự bảo vệ mình bằng cặp càng mà phải dựa vào nọc độc. Chất độc của chúng khiến bạn đau đớn, co giật, tê liệt và sốt, sau đó sẽ dẫn đến cái chết. Ong lai châu Phi, hay còn gọi là ong sát thủ, là kết quả lai tạo giữa hai giống ong mật phương Tây (Apis mellifera) và ong mật châu Phi (A. m. scutellata). Loài này sinh sản cực kỳ nhanh, với tốc độ lan rộng khoảng 480 km/năm, qua những vùng nhiệt đới của Nam và Trung Mỹ. Các trường hợp tử vong do tê giác tấn công không phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới. Nhưng tê giác rất dễ bị giật mình và một khi nó đặt bạn trong tầm ngắm thì hầu như không còn đường thoát. Ốc nón có khả năng tự tạo ra hơn 100 loại chất độc khác nhau. Loài này sống dưới đáy biển, nấp trong cát và chờ con mồi đi ngang qua, phóng lưỡi móc và tiêm chất độc vào con mồi. Nhóm chất độc của ốc nón thuộc loại độc tố mạnh nhất thế giới, một vết chích cũng đủ để làm tê liệt toàn bộ các cơ và dẫn đến cái chết. Cá đá (stone fish) đứng đầu về khả năng tiết chất độc so với các loài cá. Khi ai đó giẫm phải cá đá, họ sẽ phải trải qua cảm giác đau đớn khủng khiếp nhất mà con người có thể từng biết đến, có cảm giác choáng váng, khó thở và dẫn đến tử vong. Cá mập trắng lớn có chiều dài 6m, nặng hơn 2 tấn, là loài cá ăn thịt lớn nhất thế giới, đồng thời cũng được coi là những sinh vật săn mồi hàng đầu. Loài này sẽ lao vào đớp một miếng cho đến khi con mồi chết vì mất máu. Tuy nhiên, cá mập trắng rất ít khi tấn công con người, ngoại trừ khi chúng lầm tưởng con người là một món ăn thường nhật hoặc lúc chúng quá đói. Rắn mamba đen là loài rắn độc dài nhất ở châu Phi. Nó được gọi là mamba đen vì phía trên miệng màu đen, trong khi vảy của nó thì có thể là vàng xanh hay xám. Đây là loài rắn bò nhanh nhất thế giới, với vận tốc từ 4,32 tới 5,4 m một giây, nổi tiếng hung hăng và nọc rất độc. Trâu rừng châu Phi là loài động vật có thân hình to lớn, sống theo đàn tới hàng trăm con. Loài này khi bị kích động sẽ trở nên rất hung dữ. Trâu rừng châu Phi là động vật giết người thuộc loại nhiều nhất trong số những dã thú châu Phi, hơn cả sư tử. Cặp sừng của loài trâu này có thể làm chết người chỉ sau một lần húc. Ếch phi tiêu có vẻ rất đáng yêu và xinh đẹp nhưng cực độc. Loài ếch này chỉ dài khoảng 5cm với thân hình xanh biếc điểm những đốm đen trong suốt trên lưng. Tuy nhiên, lượng nọc độc trên da của 1 chú ếch Phi tiêu đủ để giết chết 20.000 con chuột. Những con gấu Bắc cực trông rất hiền lành, dễ thương, nhưng thuộc hàng động vật nguy hiểm. Theo thống kê, có tới 27 vụ gấu tấn công người gây tử vong xảy ra ở khu vực Bắc Mỹ chỉ tính từ năm 2000. Sứa hộp cũng là một trong những sinh vật có nọc độc nguy hiểm nhất thế giới. Theo ghi nhận của các nhà khoa học, sinh vật nhỏ bé đã cướp đi sinh mạng của 5.567 người kể từ năm 1954 đến nay. Chất độc của loài này tấn công vào hệ tim mạch, hệ thần kinh và cả các tế bào da một cách nhanh chóng khiến cho những nạn nhân bị sứa cắn sẽ chết ngay lập tức vì trụy tim trước khi kịp cảm thấy đau đớn. Sư tử châu Phi có thể cực kỳ nguy hiểm và những con sư tử ăn thịt người Tsavo không chỉ là huyền thoại. Một nghiên cứu vào năm 2005 chỉ ra rằng các vụ sư tử ăn thịt người đang gia tăng ở Tanzania và Mozambique. Những con sư tử đực bị bệnh hầu như vô can với cái chết do sư tử của hàng trăm người xảy ra hàng năm.
Deathstalker được coi là loài bọ cạp độc nhất thế giới. Loài này chỉ dài khoảng 5cm, có thể dễ dàng tìm thấy ở sa mạc châu Phi và cả châu Á, chịu trách nhiệm cho 75% các trường hợp tử vong do động vật có độc. Đối với loài bọ cạp nói chung, kích thước càng nhỏ thì nọc độc càng mạnh, do chúng không thể tự bảo vệ mình bằng cặp càng mà phải dựa vào nọc độc. Chất độc của chúng khiến bạn đau đớn, co giật, tê liệt và sốt, sau đó sẽ dẫn đến cái chết.
Ong lai châu Phi, hay còn gọi là ong sát thủ, là kết quả lai tạo giữa hai giống ong mật phương Tây (Apis mellifera) và ong mật châu Phi (A. m. scutellata). Loài này sinh sản cực kỳ nhanh, với tốc độ lan rộng khoảng 480 km/năm, qua những vùng nhiệt đới của Nam và Trung Mỹ.
Các trường hợp tử vong do tê giác tấn công không phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới. Nhưng tê giác rất dễ bị giật mình và một khi nó đặt bạn trong tầm ngắm thì hầu như không còn đường thoát.
Ốc nón có khả năng tự tạo ra hơn 100 loại chất độc khác nhau. Loài này sống dưới đáy biển, nấp trong cát và chờ con mồi đi ngang qua, phóng lưỡi móc và tiêm chất độc vào con mồi. Nhóm chất độc của ốc nón thuộc loại độc tố mạnh nhất thế giới, một vết chích cũng đủ để làm tê liệt toàn bộ các cơ và dẫn đến cái chết.
Cá đá (stone fish) đứng đầu về khả năng tiết chất độc so với các loài cá. Khi ai đó giẫm phải cá đá, họ sẽ phải trải qua cảm giác đau đớn khủng khiếp nhất mà con người có thể từng biết đến, có cảm giác choáng váng, khó thở và dẫn đến tử vong.
Cá mập trắng lớn có chiều dài 6m, nặng hơn 2 tấn, là loài cá ăn thịt lớn nhất thế giới, đồng thời cũng được coi là những sinh vật săn mồi hàng đầu. Loài này sẽ lao vào đớp một miếng cho đến khi con mồi chết vì mất máu. Tuy nhiên, cá mập trắng rất ít khi tấn công con người, ngoại trừ khi chúng lầm tưởng con người là một món ăn thường nhật hoặc lúc chúng quá đói.
Rắn mamba đen là loài rắn độc dài nhất ở châu Phi. Nó được gọi là mamba đen vì phía trên miệng màu đen, trong khi vảy của nó thì có thể là vàng xanh hay xám. Đây là loài rắn bò nhanh nhất thế giới, với vận tốc từ 4,32 tới 5,4 m một giây, nổi tiếng hung hăng và nọc rất độc.
Trâu rừng châu Phi là loài động vật có thân hình to lớn, sống theo đàn tới hàng trăm con. Loài này khi bị kích động sẽ trở nên rất hung dữ. Trâu rừng châu Phi là động vật giết người thuộc loại nhiều nhất trong số những dã thú châu Phi, hơn cả sư tử. Cặp sừng của loài trâu này có thể làm chết người chỉ sau một lần húc.
Ếch phi tiêu có vẻ rất đáng yêu và xinh đẹp nhưng cực độc. Loài ếch này chỉ dài khoảng 5cm với thân hình xanh biếc điểm những đốm đen trong suốt trên lưng. Tuy nhiên, lượng nọc độc trên da của 1 chú ếch Phi tiêu đủ để giết chết 20.000 con chuột.
Những con gấu Bắc cực trông rất hiền lành, dễ thương, nhưng thuộc hàng động vật nguy hiểm. Theo thống kê, có tới 27 vụ gấu tấn công người gây tử vong xảy ra ở khu vực Bắc Mỹ chỉ tính từ năm 2000.
Sứa hộp cũng là một trong những sinh vật có nọc độc nguy hiểm nhất thế giới. Theo ghi nhận của các nhà khoa học, sinh vật nhỏ bé đã cướp đi sinh mạng của 5.567 người kể từ năm 1954 đến nay. Chất độc của loài này tấn công vào hệ tim mạch, hệ thần kinh và cả các tế bào da một cách nhanh chóng khiến cho những nạn nhân bị sứa cắn sẽ chết ngay lập tức vì trụy tim trước khi kịp cảm thấy đau đớn.
Sư tử châu Phi có thể cực kỳ nguy hiểm và những con sư tử ăn thịt người Tsavo không chỉ là huyền thoại. Một nghiên cứu vào năm 2005 chỉ ra rằng các vụ sư tử ăn thịt người đang gia tăng ở Tanzania và Mozambique. Những con sư tử đực bị bệnh hầu như vô can với cái chết do sư tử của hàng trăm người xảy ra hàng năm.