Cây dâu tằm còn được gọi là dâu tằm trắng, dâu tằm thường, dâu trắng, dâu ta. Đây là một loài cây gỗ, có thể cao tới 15m – 20m và có thể sống tới 50 năm nếu chăm sóc tốt. (Nguồn Blogcaycanh)Cây dâu tằm có tên gọi như vậy là do lá của nó được dùng làm thức ăn ưa thích của tằm dâu. Lá dâu tằm cũng được sử dụng làm thức ăn cho gia súc tại những nơi có mùa khô bị hạn chế về các loại thức ăn như cỏ. (Nguồn Giadinhonline)Cây dâu tằm có quả ăn được, có vị ngọt thanh, hơi chua. Thân và cành có nhiều nhựa, không có gai. Cây dâu tằm có lá rụng hàng năm vào mùa đông. (Nguồn Suckhoedoisong)Cây dâu tằm được mệnh danh là “tiên dược” bởi khả năng chữa được nhiều bệnh. Cụ thể, vỏ rễ dâu có khả năng chữa ho, ho ra máu, phù thũng, đi tiểu ít. Cành dâu non cũng được dùng để chữa tê thấp, chân tay co quắp. (Nguồn Blogspot)Bên cạnh đó, lá dâu có thể chữa cảm mạo, ho, họng đau, nhức đầu, mắt đỏ, chảy nước mắt, phát ban, huyết áp cao, mồ hôi trộm. Quả dâu tằm có khả năng chữa bệnh tiểu đường, mắt mờ, ù tai, thiếu máu. (Nguồn Blogspot)Mặc dù có nhiều công dụng nhưng trong dân gian, đây là loài cây không may mắn nên nhiều người kiêng trồng loại cây này trong nhà. (Nguồn Photobucket)Lý do là vì trong tiếng Hán, từ “cây dâu” đọc là “tang”, cùng âm với “tang ma” là biểu hiện của chết chóc. Ngoài ra, người đời còn coi cây dâu là biểu hiện của quan hệ bất chính giữa trai gái. (Nguồn Blogcaycanh)
Cây dâu tằm còn được gọi là dâu tằm trắng, dâu tằm thường, dâu trắng, dâu ta. Đây là một loài cây gỗ, có thể cao tới 15m – 20m và có thể sống tới 50 năm nếu chăm sóc tốt. (Nguồn Blogcaycanh)
Cây dâu tằm có tên gọi như vậy là do lá của nó được dùng làm thức ăn ưa thích của tằm dâu. Lá dâu tằm cũng được sử dụng làm thức ăn cho gia súc tại những nơi có mùa khô bị hạn chế về các loại thức ăn như cỏ. (Nguồn Giadinhonline)
Cây dâu tằm có quả ăn được, có vị ngọt thanh, hơi chua. Thân và cành có nhiều nhựa, không có gai. Cây dâu tằm có lá rụng hàng năm vào mùa đông. (Nguồn Suckhoedoisong)
Cây dâu tằm được mệnh danh là “tiên dược” bởi khả năng chữa được nhiều bệnh. Cụ thể, vỏ rễ dâu có khả năng chữa ho, ho ra máu, phù thũng, đi tiểu ít. Cành dâu non cũng được dùng để chữa tê thấp, chân tay co quắp. (Nguồn Blogspot)
Bên cạnh đó, lá dâu có thể chữa cảm mạo, ho, họng đau, nhức đầu, mắt đỏ, chảy nước mắt, phát ban, huyết áp cao, mồ hôi trộm. Quả dâu tằm có khả năng chữa bệnh tiểu đường, mắt mờ, ù tai, thiếu máu. (Nguồn Blogspot)
Mặc dù có nhiều công dụng nhưng trong dân gian, đây là loài cây không may mắn nên nhiều người kiêng trồng loại cây này trong nhà. (Nguồn Photobucket)
Lý do là vì trong tiếng Hán, từ “cây dâu” đọc là “tang”, cùng âm với “tang ma” là biểu hiện của chết chóc. Ngoài ra, người đời còn coi cây dâu là biểu hiện của quan hệ bất chính giữa trai gái. (Nguồn Blogcaycanh)