Hồ dung nham với sức nóng khủng khiếp của miệng núi lửa Marum, nằm trên đảo núi lửa Ambrym, thuộc quần đảo Vanuatu, nam Thái Bình Dương. Đây là một trong những núi lửa nguy hiểm nhất và khó tiếp cận để khám phá nhất thế giới. Núi lửa ở Vanuatu được miêu tả giống như "cánh cửa dẫn đến địa ngục" với mưa axit, nhiệt độ cao từ những dòng dung nham cuồn cuộn trên bề mặt hay mặt đá lởm chởm, là một trong 5 địa điểm trên thế giới có hồ nham thạch liên tục. Cánh cổng tới địa ngục ở Derweze, một ngôi làng nhỏ ở phía Bắc Turkmenistan. Đó là một cái hố rộng 70m, cháy rực từ hơn 40 năm nay, là kết quả của việc một nhóm các nhà địa chất học vô tình khoan thủng bề mặt của một hang động ngầm. Miệng hố cổng địa ngục ở Derweze nằm trên một bể khí tự nhiên ngầm và chính điều đó đã giữ cho ngọn lửa cháy liên tục trong gần nửa thế kỉ. Vùng trũng Afar, Châu Phi là nơi có một trong những bể nham thạch lớn nhất thế giới (Erta Ale). Erta Ale được che chắn bởi dãy núi dài Afar, đông nam Ethiopia. Đây là núi lửa đang hoạt động mạnh nhất tại Ethiopia. Ngọn Erta Ale cao 613m với một trong bốn hồ dung nham còn sót lại trên thế giới. Bể nham thạch đỏ rực lửa là nỗi sợ hãi của nhiều người khi chứng kiến nhưng là thách thức đầy hào hứng đối với các nhà thám hiểm sở hữu những thiết bị công nghệ cao. Miệng núi lửa Hekla là một trong những ngọn núi lửa hoạt động "nhiệt tình" nhất ở đất nước Iceland, nổi tiếng và được mệnh danh là "cổng địa ngục" từ thời Trung cổ. Các chuyên gia cho biết núi lửa Hekla phun trào gây ra vô số thiệt hại nghiêm trọng, tạo ra những trận động đất dữ dội cùng mức tàn phá vô cùng nặng nề. Miệng núi lửa Hekla bắt đầu được biết đến như một cánh cửa địa ngục khi nó phun trào lần đầu tiên vào năm 1104. Mỗi lần phun trào, nó tạo ra một lớp bụi cao đáng sợ và bao phủ một vùng rộng lớn gần 40km, tựa như Hekla đang đưa những thứ tối tăm từ địa ngục lên trần gian. Ngọn núi lửa ở Cape Verde phun trào lần gần nhất năm 1995 và tới nay vẫn âm ỉ hoạt động. Phía bên trong lòng chảo lớn của nó, du khách có thể chiêm ngưỡng dòng nham thạch chảy.
Hồ dung nham với sức nóng khủng khiếp của miệng núi lửa Marum, nằm trên đảo núi lửa Ambrym, thuộc quần đảo Vanuatu, nam Thái Bình Dương. Đây là một trong những núi lửa nguy hiểm nhất và khó tiếp cận để khám phá nhất thế giới.
Núi lửa ở Vanuatu được miêu tả giống như "cánh cửa dẫn đến địa ngục" với mưa axit, nhiệt độ cao từ những dòng dung nham cuồn cuộn trên bề mặt hay mặt đá lởm chởm, là một trong 5 địa điểm trên thế giới có hồ nham thạch liên tục.
Cánh cổng tới địa ngục ở Derweze, một ngôi làng nhỏ ở phía Bắc Turkmenistan. Đó là một cái hố rộng 70m, cháy rực từ hơn 40 năm nay, là kết quả của việc một nhóm các nhà địa chất học vô tình khoan thủng bề mặt của một hang động ngầm.
Miệng hố cổng địa ngục ở Derweze nằm trên một bể khí tự nhiên ngầm và chính điều đó đã giữ cho ngọn lửa cháy liên tục trong gần nửa thế kỉ.
Vùng trũng Afar, Châu Phi là nơi có một trong những bể nham thạch lớn nhất thế giới (Erta Ale). Erta Ale được che chắn bởi dãy núi dài Afar, đông nam Ethiopia. Đây là núi lửa đang hoạt động mạnh nhất tại Ethiopia. Ngọn Erta Ale cao 613m với một trong bốn hồ dung nham còn sót lại trên thế giới.
Bể nham thạch đỏ rực lửa là nỗi sợ hãi của nhiều người khi chứng kiến nhưng là thách thức đầy hào hứng đối với các nhà thám hiểm sở hữu những thiết bị công nghệ cao.
Miệng núi lửa Hekla là một trong những ngọn núi lửa hoạt động "nhiệt tình" nhất ở đất nước Iceland, nổi tiếng và được mệnh danh là "cổng địa ngục" từ thời Trung cổ. Các chuyên gia cho biết núi lửa Hekla phun trào gây ra vô số thiệt hại nghiêm trọng, tạo ra những trận động đất dữ dội cùng mức tàn phá vô cùng nặng nề.
Miệng núi lửa Hekla bắt đầu được biết đến như một cánh cửa địa ngục khi nó phun trào lần đầu tiên vào năm 1104. Mỗi lần phun trào, nó tạo ra một lớp bụi cao đáng sợ và bao phủ một vùng rộng lớn gần 40km, tựa như Hekla đang đưa những thứ tối tăm từ địa ngục lên trần gian.
Ngọn núi lửa ở Cape Verde phun trào lần gần nhất năm 1995 và tới nay vẫn âm ỉ hoạt động. Phía bên trong lòng chảo lớn của nó, du khách có thể chiêm ngưỡng dòng nham thạch chảy.