Tình nguyện viên người Anh Paul Barton chơi đàn piano cho những con voi đau khổ vì bị bệnh, bị ngược đãi, đã nghỉ hưu và được giải cứu trong khu bảo tồn dọc biên giới Thái Lan - Myanmar ở Kanchanaburi, Thái Lan, ngày 9/12.Lam Duan, một con voi mù Thái Lan 65 tuổi, đang thưởng thức bữa trưa của mình và nghe bài Silent Night được chơi trên piano. Trong 8 năm qua, những con voi già, làm việc quá sức và đôi khi bị tàn tật như Lam Duan đã được phục hồi bằng âm nhạc tại Thế giới Voi, một khu bảo tồn hưu trí cho các động vật ở tỉnh Kanchanaburi phía tây Thái Lan.Vài lần một tuần, nghệ sĩ piano cổ điển người Anh Barton, 57 tuổi, lại đặt cây đàn piano ở bìa rừng và chơi đàn cho những người bạn bốn chân của mình. "Có thể một vài con voi mù ở đây sẽ cảm thấy dễ chịu phần nào khi nghe những bản nhạc cổ điển êm dịu," Barton, người từng học tại Học viện Nghệ thuật Hoàng gia London, nói.Paul Barton và con gái Emily Barton, 4 tuổi, chơi piano. Lam Duan đến gần Barton khi ông bắt đầu chơi đàn. Cô voi này tỏ ra điềm tĩnh và chú tâm vào âm nhạc. Ở các buổi chơi nhạc khác, một vài con voi dường như lắc lư đầu và di chuyển về trước cây đàn piano trước khi các nốt nhạc vang lên.Chủ sở hữu của khu bảo tồn, Samart Prasithpol, 44 tuổi, cho biết âm nhạc dường như mang đến cho những con voi một sự thoải mái đặc biệt. "Chúng tôi làm việc ở đây để phục hồi thể chất cho voi. Còn việc sử dụng âm nhạc thì rất hữu ích trong việc phục hồi tâm hồn của chúng", Samart nói với Reuters.Theo Tổ chức Bảo vệ Động vật Thế giới, khoảng 3.000 con voi tại các địa điểm du lịch ở Thái Lan, Campuchia, Ấn Độ, Lào, Nepal và Sri Lanka, phải chịu đựng điều kiện sống và chế độ ăn uống nghèo nàn cũng như đang làm việc quá sức.Những con vật ở Thế giới Voi được cho ăn uống và điều trị các bệnh về thể chất nhưng âm nhạc là một sự điều trị bổ sung đặc biệt mà chúng có vẻ yêu thích.Tình nguyên viên người Anh Paul Barton chơi nhạc giữa đàn voi.Emily Barton, 4 tuổi, theo cha tới buổi chơi nhạc.Cha con Barton cùng chơi đàn trong khi các con voi thưởng thức bữa ăn của mình.
Tình nguyện viên người Anh Paul Barton chơi đàn piano cho những con voi đau khổ vì bị bệnh, bị ngược đãi, đã nghỉ hưu và được giải cứu trong khu bảo tồn dọc biên giới Thái Lan - Myanmar ở Kanchanaburi, Thái Lan, ngày 9/12.
Lam Duan, một con voi mù Thái Lan 65 tuổi, đang thưởng thức bữa trưa của mình và nghe bài Silent Night được chơi trên piano. Trong 8 năm qua, những con voi già, làm việc quá sức và đôi khi bị tàn tật như Lam Duan đã được phục hồi bằng âm nhạc tại Thế giới Voi, một khu bảo tồn hưu trí cho các động vật ở tỉnh Kanchanaburi phía tây Thái Lan.
Vài lần một tuần, nghệ sĩ piano cổ điển người Anh Barton, 57 tuổi, lại đặt cây đàn piano ở bìa rừng và chơi đàn cho những người bạn bốn chân của mình. "Có thể một vài con voi mù ở đây sẽ cảm thấy dễ chịu phần nào khi nghe những bản nhạc cổ điển êm dịu," Barton, người từng học tại Học viện Nghệ thuật Hoàng gia London, nói.
Paul Barton và con gái Emily Barton, 4 tuổi, chơi piano. Lam Duan đến gần Barton khi ông bắt đầu chơi đàn. Cô voi này tỏ ra điềm tĩnh và chú tâm vào âm nhạc. Ở các buổi chơi nhạc khác, một vài con voi dường như lắc lư đầu và di chuyển về trước cây đàn piano trước khi các nốt nhạc vang lên.
Chủ sở hữu của khu bảo tồn, Samart Prasithpol, 44 tuổi, cho biết âm nhạc dường như mang đến cho những con voi một sự thoải mái đặc biệt. "Chúng tôi làm việc ở đây để phục hồi thể chất cho voi. Còn việc sử dụng âm nhạc thì rất hữu ích trong việc phục hồi tâm hồn của chúng", Samart nói với Reuters.
Theo Tổ chức Bảo vệ Động vật Thế giới, khoảng 3.000 con voi tại các địa điểm du lịch ở Thái Lan, Campuchia, Ấn Độ, Lào, Nepal và Sri Lanka, phải chịu đựng điều kiện sống và chế độ ăn uống nghèo nàn cũng như đang làm việc quá sức.
Những con vật ở Thế giới Voi được cho ăn uống và điều trị các bệnh về thể chất nhưng âm nhạc là một sự điều trị bổ sung đặc biệt mà chúng có vẻ yêu thích.
Tình nguyên viên người Anh Paul Barton chơi nhạc giữa đàn voi.
Emily Barton, 4 tuổi, theo cha tới buổi chơi nhạc.
Cha con Barton cùng chơi đàn trong khi các con voi thưởng thức bữa ăn của mình.