Kiến lửa, có tên khoa học là Solenopsis Invicta, có đặc điểm chỉ chích duy nhất một lần nhưng cơn đau có thể kéo dài từ 2-5 phút. Vết chích của kiến lửa được miêu tả “sắc nét, đau thấu”. Một trong những loài chích đau đớn nữa phải kể đến là ong mật. Khi cắn, nó sẽ tạo nên những cơn đau nhói. Ngòi của nó giống như ống tiêm y tế có chứa axit chọc thẳng vào cơ thể chúng ta. Ong nghệ sản xuất nọc độc như cơ chế bảo vệ chống lại kẻ thù. Nọc độc của nó đáng sợ đến nỗi các loài chim ăn thịt và thằn lằn cũng không dám xem nó là con mồi lý tưởng. Ong vàng Đức là một trong những loài có nọc độc trong vết chích phòng thủ đáng sợ nhất. Một vết chích của loài ong này có thể kéo dài cơn đau từ 4-10 phút. Kiến nhung, có tên khoa học là Dasymutilla klugii tạo ra những vết chích đau đớn kéo dài từ 5-30 phút, được miêu tả như những cơn lửa cháy trong da. Kiến gặt có nọc độc được cho là có thể giết người. Nọc độc mạnh là lý do loài này thường chọn các cuộc đấu với động vật ăn thịt có xương sống. Vết đốt của loài kiến này có thể gây ra đau đớn kéo dài đến 8 giờ đồng hồ. Ong bắp cày giấy có nọc độc gây đau đớn, cơn đau âm ỉ kéo dài 5-15 phút. Loài này thường làm tổ dưới các tán lá cọ, các tổ sống tương đối gần nhau. Ong bắp cày ký sinh thường tấn công nhện góa phụ đen hoặc nhện lông lá lớn ăn thịt chim (Tarantula), giết chết con nhện bằng cách dùng độc tố của mình tiêm vào con mồi và đẻ trứng vào xác con nhện để cho ấu trùng có thực phẩm ăn, ấu trùng ong sẽ ăn thịt con nhện và sống trong bụng con nhện 35 ngày để lột xác.
Kiến lửa, có tên khoa học là Solenopsis Invicta, có đặc điểm chỉ chích duy nhất một lần nhưng cơn đau có thể kéo dài từ 2-5 phút. Vết chích của kiến lửa được miêu tả “sắc nét, đau thấu”.
Một trong những loài chích đau đớn nữa phải kể đến là ong mật. Khi cắn, nó sẽ tạo nên những cơn đau nhói. Ngòi của nó giống như ống tiêm y tế có chứa axit chọc thẳng vào cơ thể chúng ta.
Ong nghệ sản xuất nọc độc như cơ chế bảo vệ chống lại kẻ thù. Nọc độc của nó đáng sợ đến nỗi các loài chim ăn thịt và thằn lằn cũng không dám xem nó là con mồi lý tưởng.
Ong vàng Đức là một trong những loài có nọc độc trong vết chích phòng thủ đáng sợ nhất. Một vết chích của loài ong này có thể kéo dài cơn đau từ 4-10 phút.
Kiến nhung, có tên khoa học là Dasymutilla klugii tạo ra những vết chích đau đớn kéo dài từ 5-30 phút, được miêu tả như những cơn lửa cháy trong da.
Kiến gặt có nọc độc được cho là có thể giết người. Nọc độc mạnh là lý do loài này thường chọn các cuộc đấu với động vật ăn thịt có xương sống. Vết đốt của loài kiến này có thể gây ra đau đớn kéo dài đến 8 giờ đồng hồ.
Ong bắp cày giấy có nọc độc gây đau đớn, cơn đau âm ỉ kéo dài 5-15 phút. Loài này thường làm tổ dưới các tán lá cọ, các tổ sống tương đối gần nhau.
Ong bắp cày ký sinh thường tấn công nhện góa phụ đen hoặc nhện lông lá lớn ăn thịt chim (Tarantula), giết chết con nhện bằng cách dùng độc tố của mình tiêm vào con mồi và đẻ trứng vào xác con nhện để cho ấu trùng có thực phẩm ăn, ấu trùng ong sẽ ăn thịt con nhện và sống trong bụng con nhện 35 ngày để lột xác.