Ve sầu thường được cho là biểu tượng của mùa hè nhưng với tần số âm thanh lên đến 120 decibel và số lượng đông đảo, chúng có thể làm bất kỳ du khách nào đau đầu nhức óc khi đồng loạt cất tiếng kêu hoặc đồng loạt “lăn ra chết”. Nếu vô tình chạm trán với một con bọ xít hôi, có lẽ du khách cần trở về khách sạn ngay vì mùi hôi khó chịu mà nó để lại trên quần áo. Diện mạo xinh xắn đáng yêu này là vỏ bọc hoàn hảo cho một cây chích điện loại nhỏ nên người nào chạm vào chúng sẽ có cảm giác như bị điện giật. Gián có thể mang theo 33 loại vi khuẩn, 6 loại ký sinh trùng, và 7 tác nhân gây bệnh, sống được sau 45 phút không cần thở, 1 tháng không có thức ăn. Điều đáng buồn là loài côn trùng này khá phổ biến ở Nhật Bản, vì vậy, hãy cẩn thận. Đỉa núi Nhật Bản được trang bị giác bám giúp chúng bám chặt vào nạn nhân. Đầu kia là hàng ngàn răng nhỏ tiêm chất chống đông máu và các hợp chất làm tê liệt vào vật chủ để chúng có thể thoải mái thưởng thức máu của bạn, kể cả bạn có mặc quần áo dày. Tuy rết nhà là loài vô hại nhưng với ngoại hình như sinh vật thời tiền sử và những đôi chân dài quặp chặt lấy da người, chúng có thể khiến những người yếu tim sợ phát khiếp.Với cơ thể dài tới 38cm và nọc độc khá nguy hiểm, loài rết khổng lồ này của Nhật Bản có thể khiến bạn nhập viện vài ngày nếu vô tình bị chúng cắn. Ngoài ra, chúng còn được dùng làm đồ ăn nhưng liệu bạn có dám thử món rết nướng? Nhện thợ săn có kiểu săn mồi vô cùng tàn độc. Chúng không giăng tơ chờ mồi mà chủ động truy sát con mồi, đập con mồi xuống đất cho đến chết và xé thành nhiều mảnh cho nhiều bữa ăn. May mắn là loài nhện này không độc hại đối với con người. Nhện Jorou là một thành viên của họ nhện dệt tơ vàng. Tuy nhiên, trái ngược với những sợi tơ óng ánh, nọc độc của nó gần giống như nhện góa phụ đen nhưng may mắn là lượng độc ít nên không gây chết người. Ong bắp cày khổng lồ không chỉ là loài côn trùng đáng sợ của riêng Nhật Bản mà là của toàn thế giới. Chúng không những đốt nạn nhân mà còn phun vào mắt một loại chất độc gây tê rát khủng khiếp. Vì vậy, hãy tránh xa mọi tổ ong ở Nhật Bản.
Ve sầu thường được cho là biểu tượng của mùa hè nhưng với tần số âm thanh lên đến 120 decibel và số lượng đông đảo, chúng có thể làm bất kỳ du khách nào đau đầu nhức óc khi đồng loạt cất tiếng kêu hoặc đồng loạt “lăn ra chết”.
Nếu vô tình chạm trán với một con bọ xít hôi, có lẽ du khách cần trở về khách sạn ngay vì mùi hôi khó chịu mà nó để lại trên quần áo.
Diện mạo xinh xắn đáng yêu này là vỏ bọc hoàn hảo cho một cây chích điện loại nhỏ nên người nào chạm vào chúng sẽ có cảm giác như bị điện giật.
Gián có thể mang theo 33 loại vi khuẩn, 6 loại ký sinh trùng, và 7 tác nhân gây bệnh, sống được sau 45 phút không cần thở, 1 tháng không có thức ăn. Điều đáng buồn là loài côn trùng này khá phổ biến ở Nhật Bản, vì vậy, hãy cẩn thận.
Đỉa núi Nhật Bản được trang bị giác bám giúp chúng bám chặt vào nạn nhân. Đầu kia là hàng ngàn răng nhỏ tiêm chất chống đông máu và các hợp chất làm tê liệt vào vật chủ để chúng có thể thoải mái thưởng thức máu của bạn, kể cả bạn có mặc quần áo dày.
Tuy rết nhà là loài vô hại nhưng với ngoại hình như sinh vật thời tiền sử và những đôi chân dài quặp chặt lấy da người, chúng có thể khiến những người yếu tim sợ phát khiếp.
Với cơ thể dài tới 38cm và nọc độc khá nguy hiểm, loài rết khổng lồ này của Nhật Bản có thể khiến bạn nhập viện vài ngày nếu vô tình bị chúng cắn. Ngoài ra, chúng còn được dùng làm đồ ăn nhưng liệu bạn có dám thử món rết nướng?
Nhện thợ săn có kiểu săn mồi vô cùng tàn độc. Chúng không giăng tơ chờ mồi mà chủ động truy sát con mồi, đập con mồi xuống đất cho đến chết và xé thành nhiều mảnh cho nhiều bữa ăn. May mắn là loài nhện này không độc hại đối với con người.
Nhện Jorou là một thành viên của họ nhện dệt tơ vàng. Tuy nhiên, trái ngược với những sợi tơ óng ánh, nọc độc của nó gần giống như nhện góa phụ đen nhưng may mắn là lượng độc ít nên không gây chết người.
Ong bắp cày khổng lồ không chỉ là loài côn trùng đáng sợ của riêng Nhật Bản mà là của toàn thế giới. Chúng không những đốt nạn nhân mà còn phun vào mắt một loại chất độc gây tê rát khủng khiếp. Vì vậy, hãy tránh xa mọi tổ ong ở Nhật Bản.