Đầu tiên là cụ rùa già nhất thế giới còn sống, Jonathan, hiện đang cư trú tại Plantation House trên đảo St. Helena, một hòn đảo nhỏ ở Nam Đại Tây Dương.Jonathan là con rùa cuối cùng sống sót trong số ba con rùa trên đảo St Helena năm 1882. Vào thời điểm đó, Jonathan ít nhất 50 tuổi, tính đến hiện nay, tuổi đời của cụ rùa khoảng 183 tuổi.Jonathan hiện đã bị mù, khứu giác cũng bị hỏng nhưng thính giác còn khá nhạy bén, cụ rùa này vẫn nghe khá tốt. Được chăm sóc kỹ lưỡng, cụ rùa Jonathan vẫn còn sức khỏe để "yêu" ba nàng rùa trẻ khác.Tiếp theo là cụ rùa Adwaita, một con rùa thuộc giống rùa khổng lồ trường thọ Aldabra.Cụ rùa này đã qua đời năm 2006 tại Vườn thú Alipore Zoological Gardens thuộc Kolkata, Ấn Độ và được cho là đã sống tới 255 tuổi.Thông tin chưa được xác nhận chính thức nên cụ rùa Adwaita vẫn ngậm ngùi đứng ngoài danh sách kỷ lục Guinness về tuổi thọ của loài rùa.Xếp sau cụ rùa Adwaita là cụ rùa Harrriet. Cụ rùa Harriet ở bang Queensland, Australia từng được vinh danh là cụ rùa sống thọ nhất thế giới khi qua đời vào năm 2006, thọ 175 tuổi.Cụ rùa Harriet thuộc loài rùa khổng lồ loài Galapagos. Nhiều người tin rằng cụ rùa Harriet từng là vật nuôi trong nhà của Charles Darwin và sở dĩ cụ rùa sống lâu như vậy là vì cụ chưa từng đẻ trứng và có cuộc sống vô tư lự.Những câu chuyện xung quanh cuộc đời kéo dài gần hai thế kỷ của cụ rùa Harriet truyền cảm hứng cho nhiều người. Một nhà văn người Hàn Quốc đã dựa trên hình ảnh của cụ rùa Harriet và sáng tạo nên một câu chuyện ngụ ngôn về tình yêu thương được đông đảo bạn đọc đón nhận.Kế đến là cụ rùa Tui Malila ở Madagascar, cụ rùa này được ghi vào sách kỉ lục Guiness với tuổi thọ là 188. Hiện được coi là cụ rùa có tuổi thọ được chứng thực cao nhất thế giới.Theo những thông tin mới đưa, cụ rùa Hồ Gươm cũng thuộc nhóm rùa có tuổi thọ cao.Có thông tin rằng cụ rùa Hồ Gươm ước chừng đã 700 tuổi nhưng theo những phân tích khoa học, tuổi thọ cụ rùa mới chỉ hơn 100 tuổi.
Đầu tiên là cụ rùa già nhất thế giới còn sống, Jonathan, hiện đang cư trú tại Plantation House trên đảo St. Helena, một hòn đảo nhỏ ở Nam Đại Tây Dương.
Jonathan là con rùa cuối cùng sống sót trong số ba con rùa trên đảo St Helena năm 1882. Vào thời điểm đó, Jonathan ít nhất 50 tuổi, tính đến hiện nay, tuổi đời của cụ rùa khoảng 183 tuổi.
Jonathan hiện đã bị mù, khứu giác cũng bị hỏng nhưng thính giác còn khá nhạy bén, cụ rùa này vẫn nghe khá tốt. Được chăm sóc kỹ lưỡng, cụ rùa Jonathan vẫn còn sức khỏe để "yêu" ba nàng rùa trẻ khác.
Tiếp theo là cụ rùa Adwaita, một con rùa thuộc giống rùa khổng lồ trường thọ Aldabra.
Cụ rùa này đã qua đời năm 2006 tại Vườn thú Alipore Zoological Gardens thuộc Kolkata, Ấn Độ và được cho là đã sống tới 255 tuổi.
Thông tin chưa được xác nhận chính thức nên cụ rùa Adwaita vẫn ngậm ngùi đứng ngoài danh sách kỷ lục Guinness về tuổi thọ của loài rùa.
Xếp sau cụ rùa Adwaita là cụ rùa Harrriet. Cụ rùa Harriet ở bang Queensland, Australia từng được vinh danh là cụ rùa sống thọ nhất thế giới khi qua đời vào năm 2006, thọ 175 tuổi.
Cụ rùa Harriet thuộc loài rùa khổng lồ loài Galapagos. Nhiều người tin rằng cụ rùa Harriet từng là vật nuôi trong nhà của Charles Darwin và sở dĩ cụ rùa sống lâu như vậy là vì cụ chưa từng đẻ trứng và có cuộc sống vô tư lự.
Những câu chuyện xung quanh cuộc đời kéo dài gần hai thế kỷ của cụ rùa Harriet truyền cảm hứng cho nhiều người. Một nhà văn người Hàn Quốc đã dựa trên hình ảnh của cụ rùa Harriet và sáng tạo nên một câu chuyện ngụ ngôn về tình yêu thương được đông đảo bạn đọc đón nhận.
Kế đến là cụ rùa Tui Malila ở Madagascar, cụ rùa này được ghi vào sách kỉ lục Guiness với tuổi thọ là 188. Hiện được coi là cụ rùa có tuổi thọ được chứng thực cao nhất thế giới.
Theo những thông tin mới đưa, cụ rùa Hồ Gươm cũng thuộc nhóm rùa có tuổi thọ cao.
Có thông tin rằng cụ rùa Hồ Gươm ước chừng đã 700 tuổi nhưng theo những phân tích khoa học, tuổi thọ cụ rùa mới chỉ hơn 100 tuổi.