Con khỉ đột biến đầu tiên là con khỉ đột bạch tạng có tên Snowflake. Con khỉ nổi tiếng này đến vườn thú Barcelona, Tây Ban Nha vào những năm 1960 và đã gây xôn xao dư luận trong suốt một thời gian dài.Snowflake cũng là con khỉ bạch tạng duy nhất trên thế giới tính tới thời điểm này. Được biết, sự đột biến gen dẫn đến bệnh bạch tạng của Snowflake là do quan hệ loạn luân giữa bố và mẹ của chú khỉ quý hiếm bậc nhất này.Snowflake có 22 con nhưng không con nào bị bạch tạng giống bố. Trong những năm tháng cuối đời, rất nhiều du khách đổ xô đến vườn thú Tây Ban Nha để xem con khỉ đột. Tháng 9/2003, Snowflake chết vì ung thư da.Một trường hợp khỉ đột biến đáng lo ngại hơn đó là những con khỉ hoang dã sống ở Fukushima. Những con khỉ sống gần khu vực nhà máy hạt nhân Fukushima có biểu hiện bất thường trong máu, được cho là liên quan đến phóng xạ sau sự cố hạt nhân năm 2011.Theo các nhà nghiên cứu, những con khỉ sống ở khu vực này có số lượng tế bào hồng cầu và bạch cầu trong máu và nồng độ hemoglobin thấp. Đồng thời chúng cũng có kết quả dương tính với phóng xạ caesium, liên quan đến nồng độ caesium có trong đất ở môi trường sống của chúng.Nhiều người lo ngại rằng những con khỉ bị nhiễm phóng xạ có thể đột biến, tiến hóa thành những con khỉ siêu thông minh và một ngày nào đó sẽ thực sự đe dọa đến thế giới, cuộc sống của con người giống như trong bộ phim "Sự nổi dậy của loài khỉ". Mới đây, còn có thông tin phỏng đoán, nhiều khả năng nếu con người diệt vong, loài khỉ sẽ tiếp quản cuộc sống trên hành tinh này.Đột biến gen tiếp theo liên quan đến loài khỉ là những đột biến gen gây ra chứng bệnh tự kỷ ở loài động vật linh trưởng này. Tuy vậy, đây không phải là một đột biến tự nhiên mà có bàn tay can thiệp của các nhà khoa học.Với mong muốn thông qua những con khỉ này hiểu rõ hơn về chứng bệnh rối loạn, tự kỷ các nhà khoa học đã nghiên cứu các hành vi lặp đi lặp lại, gia tăng sự lo lắng và quan trọng nhất, các khiếm khuyết trong giao tiếp xã hội giống như bệnh nhân tự kỷ của những con khỉ đột biến này. Hi vọng trong tương lai, sẽ có những đột phá mới trong phương pháp chữa bệnh tự kỷ.Trong số những trường hợp loài khỉ đột biến gây sốc, loài khỉ Mantled Howler lại có xu hướng đột biến theo tình trạng xấu đi, có thể dẫn đến nguy cơ tuyệt chủng.Được biết, do môi trường sống bị thu hẹp, thay đổi, xáo trộn mà loài khỉ này đang bị mất đi khả năng đề kháng với bệnh tật và các sự kiện khí hậu, dẫn đến nguy cơ bị tuyệt chủng dần. Hiện nay, các nhà nghiên cứu vẫn tiếp tục theo dõi sự biến đổi di truyền các thế hệ tiếp theo để có thể cải thiện tình hình sức khỏe và dòng giống loài khỉ Mantled Howler.
Con khỉ đột biến đầu tiên là con khỉ đột bạch tạng có tên Snowflake. Con khỉ nổi tiếng này đến vườn thú Barcelona, Tây Ban Nha vào những năm 1960 và đã gây xôn xao dư luận trong suốt một thời gian dài.
Snowflake cũng là con khỉ bạch tạng duy nhất trên thế giới tính tới thời điểm này. Được biết, sự đột biến gen dẫn đến bệnh bạch tạng của Snowflake là do quan hệ loạn luân giữa bố và mẹ của chú khỉ quý hiếm bậc nhất này.
Snowflake có 22 con nhưng không con nào bị bạch tạng giống bố. Trong những năm tháng cuối đời, rất nhiều du khách đổ xô đến vườn thú Tây Ban Nha để xem con khỉ đột. Tháng 9/2003, Snowflake chết vì ung thư da.
Một trường hợp khỉ đột biến đáng lo ngại hơn đó là những con khỉ hoang dã sống ở Fukushima. Những con khỉ sống gần khu vực nhà máy hạt nhân Fukushima có biểu hiện bất thường trong máu, được cho là liên quan đến phóng xạ sau sự cố hạt nhân năm 2011.
Theo các nhà nghiên cứu, những con khỉ sống ở khu vực này có số lượng tế bào hồng cầu và bạch cầu trong máu và nồng độ hemoglobin thấp. Đồng thời chúng cũng có kết quả dương tính với phóng xạ caesium, liên quan đến nồng độ caesium có trong đất ở môi trường sống của chúng.
Nhiều người lo ngại rằng những con khỉ bị nhiễm phóng xạ có thể đột biến, tiến hóa thành những con khỉ siêu thông minh và một ngày nào đó sẽ thực sự đe dọa đến thế giới, cuộc sống của con người giống như trong bộ phim "Sự nổi dậy của loài khỉ". Mới đây, còn có thông tin phỏng đoán, nhiều khả năng nếu con người diệt vong, loài khỉ sẽ tiếp quản cuộc sống trên hành tinh này.
Đột biến gen tiếp theo liên quan đến loài khỉ là những đột biến gen gây ra chứng bệnh tự kỷ ở loài động vật linh trưởng này. Tuy vậy, đây không phải là một đột biến tự nhiên mà có bàn tay can thiệp của các nhà khoa học.
Với mong muốn thông qua những con khỉ này hiểu rõ hơn về chứng bệnh rối loạn, tự kỷ các nhà khoa học đã nghiên cứu các hành vi lặp đi lặp lại, gia tăng sự lo lắng và quan trọng nhất, các khiếm khuyết trong giao tiếp xã hội giống như bệnh nhân tự kỷ của những con khỉ đột biến này. Hi vọng trong tương lai, sẽ có những đột phá mới trong phương pháp chữa bệnh tự kỷ.
Trong số những trường hợp loài khỉ đột biến gây sốc, loài khỉ Mantled Howler lại có xu hướng đột biến theo tình trạng xấu đi, có thể dẫn đến nguy cơ tuyệt chủng.
Được biết, do môi trường sống bị thu hẹp, thay đổi, xáo trộn mà loài khỉ này đang bị mất đi khả năng đề kháng với bệnh tật và các sự kiện khí hậu, dẫn đến nguy cơ bị tuyệt chủng dần. Hiện nay, các nhà nghiên cứu vẫn tiếp tục theo dõi sự biến đổi di truyền các thế hệ tiếp theo để có thể cải thiện tình hình sức khỏe và dòng giống loài khỉ Mantled Howler.