Khách sạn bảy sao Burj Al Arab ở Dubai có bãi đỗ trực thăng ở tầng 28, bên rìa tòa nhà, cho du khách ngắm nhìn khung cảnh biển lộng lẫy phía dưới.Hải đăng Needles được xây dựng năm 1859 trên đảo Wight (Anh). Công trình được cải tạo năm 1987 với bãi đỗ trực thăng trên nóc, cho công nhân bảo trì và người trông coi nhanh chóng đến nơi trong tình huống khẩn cấp.Du thuyền Pacific dài 85 m do công ty Lurssen (Đức) chế tạo có bãi đỗ trực thăng riêng để hành khách và nhân viên có thể vào bờ bất cứ lúc nào.Một bãi đỗ sơ sài đầy cỏ ở ngoại ô Ghandruk, thị trấn thuộc vùng Annapurna, Nepal.Bãi đỗ trực thăng trong phim "Công viên kỷ Jura" năm 1993 được xây dựng gần thác Manawaiopuna ở thung lũng Hanapepe, Hawaii, Mỹ.Bãi đỗ nhỏ bé này nằm trên núi ở quần đảo Lofoten, Na Uy. Từ đây, du khách có thể nhìn thấy khung cảnh những thung lũng rộng lớn phía dưới.Ảnh chụp từ trên cao này cho thấy một trong bốn bãi đỗ trực thăng dành cho quân đội Mỹ được xây dựng trên đảo Okinawa, Nhật Bản.Chỗ hạ cánh này nằm ở thung lũng Khumbu, Nepal. Đây là cửa ngõ vào Everest, nơi đón hàng nghìn du khách mỗi năm.Bãi đỗ trên núi này có vẻ khó hạ cánh. Không ai biết chính xác vị trí của nơi này ở đâu.Điểm hạ cánh này được đánh dấu bằng sơn trắng trên đoạn khô cạn của sông Shumak, phía đông Siberia.Một trực thăng ngắm cảnh chuẩn bị đáp xuống chân núi Corcovado ở Rio de Janeiro, Brazil. Bạn có thể thấy tượng Chúa Cứu Thế ở phía xa.Bãi đáp trên đường lên trại Everest Base Camp ở Nepal được đánh dấu bằng đá sơn vàng, với núi Nuptse ở phía xa.Nhiều tòa nhà quanh ga Tokyo (Nhật Bản) có bãi đáp trực thăng trên sân thượng. Thủ đô của Nhật Bản có nhiều bãi đáp trực thăng nhất thế giới, nhưng phần lớn không được sử dụng do vướng hàng loạt quy định.Du khách có thể chiêm ngưỡng Hong Kong (Trung Quốc) từ trên cao nhờ bãi đỗ trực thăng này. Chúng khá phổ biến ở những thành phố phát triển.
Khách sạn bảy sao Burj Al Arab ở Dubai có bãi đỗ trực thăng ở tầng 28, bên rìa tòa nhà, cho du khách ngắm nhìn khung cảnh biển lộng lẫy phía dưới.
Hải đăng Needles được xây dựng năm 1859 trên đảo Wight (Anh). Công trình được cải tạo năm 1987 với bãi đỗ trực thăng trên nóc, cho công nhân bảo trì và người trông coi nhanh chóng đến nơi trong tình huống khẩn cấp.
Du thuyền Pacific dài 85 m do công ty Lurssen (Đức) chế tạo có bãi đỗ trực thăng riêng để hành khách và nhân viên có thể vào bờ bất cứ lúc nào.
Một bãi đỗ sơ sài đầy cỏ ở ngoại ô Ghandruk, thị trấn thuộc vùng Annapurna, Nepal.
Bãi đỗ trực thăng trong phim "Công viên kỷ Jura" năm 1993 được xây dựng gần thác Manawaiopuna ở thung lũng Hanapepe, Hawaii, Mỹ.
Bãi đỗ nhỏ bé này nằm trên núi ở quần đảo Lofoten, Na Uy. Từ đây, du khách có thể nhìn thấy khung cảnh những thung lũng rộng lớn phía dưới.
Ảnh chụp từ trên cao này cho thấy một trong bốn bãi đỗ trực thăng dành cho quân đội Mỹ được xây dựng trên đảo Okinawa, Nhật Bản.
Chỗ hạ cánh này nằm ở thung lũng Khumbu, Nepal. Đây là cửa ngõ vào Everest, nơi đón hàng nghìn du khách mỗi năm.
Bãi đỗ trên núi này có vẻ khó hạ cánh. Không ai biết chính xác vị trí của nơi này ở đâu.
Điểm hạ cánh này được đánh dấu bằng sơn trắng trên đoạn khô cạn của sông Shumak, phía đông Siberia.
Một trực thăng ngắm cảnh chuẩn bị đáp xuống chân núi Corcovado ở Rio de Janeiro, Brazil. Bạn có thể thấy tượng Chúa Cứu Thế ở phía xa.
Bãi đáp trên đường lên trại Everest Base Camp ở Nepal được đánh dấu bằng đá sơn vàng, với núi Nuptse ở phía xa.
Nhiều tòa nhà quanh ga Tokyo (Nhật Bản) có bãi đáp trực thăng trên sân thượng. Thủ đô của Nhật Bản có nhiều bãi đáp trực thăng nhất thế giới, nhưng phần lớn không được sử dụng do vướng hàng loạt quy định.
Du khách có thể chiêm ngưỡng Hong Kong (Trung Quốc) từ trên cao nhờ bãi đỗ trực thăng này. Chúng khá phổ biến ở những thành phố phát triển.