Thú ăn kiến khổng lồ chỉ sinh hạ một đứa con mỗi năm, chính vì thế mà chúng cưng con hơn vàng. Bà mẹ động vật này luôn cõng con mình trên lưng để giữ an toàn tuyệt đối cho chúng.Thiên nga cũng là một trong những bà mẹ nổi tiếng về sự chăm sóc con cái. Chúng rất yêu chiều đứa con của mình, nhưng điều đó chỉ diễn ra trong vòng nửa năm. Sau đó những con thiên nga con phải rời vòng tay mẹ và tự lập.Bạn đã từng nghe rằng những bà mẹ bảo vệ con quá đà hay bị gọi là "gấu mẹ"? Vâng, loài gấu nâu bảo vệ con của mình từ khi đẻ ra đến tận hai năm rưỡi sau đó, khi các con mình cứng cáp, có đủ năng lực săn mồi, gấu mẹ mới để các con rời đi.Chim cánh cụt bảo vệ con như thế nào? Trong thời tiết khí hậu khắc nghiệt ở Nam cực, những con chim cánh cụt đứng sát vào nhau, quây thành vòng tròn để chắn gió cho những con chim non còn chưa thích ứng được với giá lạnh vùng cực.Một cặp khỉ đuôi dài đang bảo vệ những đứa trẻ của chúng. Điều kỳ lạ là con cái chỉ trưởng thành sau khi sinh một đứa trẻ, bản năng làm mẹ sẽ khiến chúng đích thực trưởng thành.Kangaroo cây con vẫn được mẹ cho ở trong túi, tận hưởng sự chăm sóc tận răng tới 10 tháng cho đến khi thực sự cứng cáp. Sau đó nó vẫn loanh quanh bên mẹ vài tháng nữa để được mẹ chăm sóc, cho ăn.Những con vịt cái khi trưởng thành, có con sẽ "kéo bè kết phái", thành lập hiệp hội những bà mẹ vịt để có thể bảo vệ và chăm sóc cho những con vịt con của nhau một cách chu đáo nhất.Những con sói con khi mới sinh ra, trong suốt quãng thời gian đầu đời sẽ bị điếc, mù tạm thời nên trọng trách chăm sóc, bảo vệ con của sói mẹ lại càng nặng nề và gian nan hơn.Cha của những con gấu Bắc cực thực sự vô trách nhiệm, chúng thực chất chỉ là người cha sinh học, không có bất kỳ sự chăm sóc, quan tâm nào. Tất cả đổ lên vai mẹ gấu, dù rất khó khăn để vừa kiếm thức ăn vừa chăm sóc, bảo vệ gấu con nhưng những bà mẹ gấu Bắc cực vẫn giữ con mình bên cạnh ít nhất 2 năm.Chim choi choi chân vàng, những con chim choi choi chân vàng sẽ phải tập làm quen với thế giới chỉ vài ngày sau khi trứng nở. Tuy nhiên, từ lúc nở cho đến khi đó, những con chim non luôn được mẹ của mình giữ ấm và bảo vệ dưới đôi cánh.Ngỗng đặc biệt nổi tiếng với vai trò làm mẹ, nó sẵn sàng chiến đấu với bất kỳ kẻ thù nào, dù hung dữ đến đâu để bảo vệ đàn con của mình.
Thú ăn kiến khổng lồ chỉ sinh hạ một đứa con mỗi năm, chính vì thế mà chúng cưng con hơn vàng. Bà mẹ động vật này luôn cõng con mình trên lưng để giữ an toàn tuyệt đối cho chúng.
Thiên nga cũng là một trong những bà mẹ nổi tiếng về sự chăm sóc con cái. Chúng rất yêu chiều đứa con của mình, nhưng điều đó chỉ diễn ra trong vòng nửa năm. Sau đó những con thiên nga con phải rời vòng tay mẹ và tự lập.
Bạn đã từng nghe rằng những bà mẹ bảo vệ con quá đà hay bị gọi là "gấu mẹ"? Vâng, loài gấu nâu bảo vệ con của mình từ khi đẻ ra đến tận hai năm rưỡi sau đó, khi các con mình cứng cáp, có đủ năng lực săn mồi, gấu mẹ mới để các con rời đi.
Chim cánh cụt bảo vệ con như thế nào? Trong thời tiết khí hậu khắc nghiệt ở Nam cực, những con chim cánh cụt đứng sát vào nhau, quây thành vòng tròn để chắn gió cho những con chim non còn chưa thích ứng được với giá lạnh vùng cực.
Một cặp khỉ đuôi dài đang bảo vệ những đứa trẻ của chúng. Điều kỳ lạ là con cái chỉ trưởng thành sau khi sinh một đứa trẻ, bản năng làm mẹ sẽ khiến chúng đích thực trưởng thành.
Kangaroo cây con vẫn được mẹ cho ở trong túi, tận hưởng sự chăm sóc tận răng tới 10 tháng cho đến khi thực sự cứng cáp. Sau đó nó vẫn loanh quanh bên mẹ vài tháng nữa để được mẹ chăm sóc, cho ăn.
Những con vịt cái khi trưởng thành, có con sẽ "kéo bè kết phái", thành lập hiệp hội những bà mẹ vịt để có thể bảo vệ và chăm sóc cho những con vịt con của nhau một cách chu đáo nhất.
Những con sói con khi mới sinh ra, trong suốt quãng thời gian đầu đời sẽ bị điếc, mù tạm thời nên trọng trách chăm sóc, bảo vệ con của sói mẹ lại càng nặng nề và gian nan hơn.
Cha của những con gấu Bắc cực thực sự vô trách nhiệm, chúng thực chất chỉ là người cha sinh học, không có bất kỳ sự chăm sóc, quan tâm nào. Tất cả đổ lên vai mẹ gấu, dù rất khó khăn để vừa kiếm thức ăn vừa chăm sóc, bảo vệ gấu con nhưng những bà mẹ gấu Bắc cực vẫn giữ con mình bên cạnh ít nhất 2 năm.
Chim choi choi chân vàng, những con chim choi choi chân vàng sẽ phải tập làm quen với thế giới chỉ vài ngày sau khi trứng nở. Tuy nhiên, từ lúc nở cho đến khi đó, những con chim non luôn được mẹ của mình giữ ấm và bảo vệ dưới đôi cánh.
Ngỗng đặc biệt nổi tiếng với vai trò làm mẹ, nó sẵn sàng chiến đấu với bất kỳ kẻ thù nào, dù hung dữ đến đâu để bảo vệ đàn con của mình.