Nhờ quyết định nào, nhà Minh tồn tại được gần 300 năm?

Google News

Xuyên suốt các triều đại phong kiến trong lịch sử Trung Hoa, không ít bậc cổ nhân đã từng ca ngợi Bắc Kinh là vùng đất "phong thủy bảo địa", là nơi thích hợp nhất để định làm kinh đô.

Bắc Kinh nằm ở vùng đồng bằng Hoa Bắc, phía tây bắc là sơn mạch núi Yến, phía tây nam có sơn mạch núi Thái Hành, mặt nam là bình nguyên Hoa Bắc, hướng Đông lại có vịnh Bột Hải. Ngoài ra quanh đây còn có hai bán đảo Sơn Đông và Liêu Đông ôm lấy Bột Hải, tạo thành tấm lá chắn bảo vệ vững chắc.

Thành này phía Bắc dựa vào núi hiểm, phía Nam khống chế bình nguyên, xung quanh lại có nhiều tiểu bình nguyên, địa thế từng được rất nhiều bậc cao nhân coi trọng.

Nho quyet dinh nao, nha Minh ton tai duoc gan 300 nam?

Thời đầu nhà Nguyên, một Ba Đồ Lỗ từng tiến cử với Hốt Tất Liệt: "Yến Kinh (tên cũ của Bắc Kinh) nằm ở nơi hiểm yếu, phía bắc có núi non hùng vĩ, phía nam có thể khống chế Trung Nguyên, lại thông với vùng Giang Hoài, liền với sa mạc. Thiên tử phải ở đó trị vì thiên hạ. Nếu vương muốn làm chủ thiên hạ, thì không thể không định đô ở đất Yên". Hốt Tất Liệt vì vậy quyết định chọn nơi này làm kinh đô. Bắc Kinh từ đó trở thành thủ phủ của Nguyên triều.

Sau này, Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương đem quân tiến đánh thành Bắc Kinh, Nguyên triều suy vong, giang sơn đổi chủ. Minh triều lúc đầu định đô tại Nam Kinh nên đã tiến hành dỡ bỏ cung điện của của nhà Nguyên để triệt hạ nguyên khí, tránh tiền triều có cơ hội phục hưng. Tới khi Minh Thành Tổ Chu Đệ chiếm đoạt ngôi báu thành công đã quyết định dời đô về Bắc Kinh và tiến hành tu sửa, quy hoạch kinh đô này. Quyết định táo bạo này của Chu Đệ một phần bắt nguồn từ việc Bắc Kinh năm xưa vốn là đất phong của ông khi còn làm vương. Chu Đệ vì vậy mà tin rằng nơi đây có "long yểm" (rồng ẩn).

Trong "Minh thực lục" phần "Thái Tông thực lục" cũng có viết: "Bắc Kinh là đất long hưng của Thánh thượng, phía bắc gối đầu lên Cư Dung, phía tây tựa vào Thái Hành, phía đông nối liền Sơn Hải, bao quát Trung Nguyên, đất đai màu mỡ, địa thế sơn xuyên, đủ để khống chế tứ di, làm chủ thiên hạ, có thể giữ ngôi vương muôn đời."

Cuốn Vạn Lịch biên soạn thời nhà Minh có đánh giá nơi đây "Xung quanh có biển làm thành trì, có núi Thái Hành che chở, lại gối đầu lên ải Cư Dung, ở giữa khống chế bên ngoài", còn là nơi "vạn năm cường ngự, muôn đời trị an".

Hai nguy cơ quân sự từng phát sinh dưới thời Đại Minh này cũng là minh chứng rõ cho sự tất yếu, đúng đắn và sáng suốt trong quyết định dời đô của Minh Thành Tổ Chu Đệ.

Sau khi Nguyên triều diệt vong, quân Nguyên dồn về thảo nguyên Mông Cổ, nhưng vẫn không ngừng mở các đợt tấn công hòng tái chiếm lại các mảnh đất do Minh triều cai quản. Do đó, việc dời đô về phía Bắc nằm trong toan tính của Chu Đệ, nhằm trấn áp các cuộc nổi dậy của những người ủng hộ Nguyên triều.

Trước khi được chính thức chọn làm kinh đô, Hoàng đế vẫn thường xuyên lưu lại Bắc Kinh, nhiều quan lại trong triều vì vậy mà được bố trí thuyên chuyển công tác đến nơi đây. Bắc Kinh dần dần trở thành trung tâm chính trị của nhà Minh.

Nho quyet dinh nao, nha Minh ton tai duoc gan 300 nam?-Hinh-2

Khi chính thức được chọn làm nơi định đô, Minh Thành Tổ Chu Đệ đã tiếp thu kinh nghiệm từ những triều đại đi trước, quy hoạch lại nội thành Bắc Kinh một cách khang trang, bề thế. Chỉ vỏn vẹn trong 30 năm, Minh Thành Tổ đã tu sửa và kiến tạo nơi đây trở thành một kinh đô tân tiến bậc nhất và sở hữu hệ thống cơ sở hạ tầng, công trình kiến trúc tân tiến nhất trong số các kinh đô của những nước khác trên thế giới thời bấy giờ.

Việc lựa chọn Bắc Kinh làm trung tâm chính trị, quân sự không chỉ bắt nguồn từ yếu tố phong thủy mà còn để chống lại sự tấn công của Mông Cổ, đảm bảo sự toàn vẹn của giang sơn, lãnh thổ.

Nếu không có bước đi đột phá này, Minh triều chưa chắc đã làm chủ giang sơn Trung Hoa lâu đến vậy.

Việc Bắc Kinh trụ vững sau hai nguy cơ quân sự to lớn dưới đây là minh chứng cho thấy quyết định dời đô của Minh triều là hoàn toàn đúng đắn. Hai cuộc binh biến xảy ra vào năm 1449 và 1550, chỉ cách nhau 101 năm.

Nho quyet dinh nao, nha Minh ton tai duoc gan 300 nam?-Hinh-3

Nguy cơ quân sự lớn đầu tiên được sử cũ nhắc đến với tên gọi "Sự biến Thổ Mộc Bảo". Bấy giờ, Mông Cổ có bộ tộc Ngõa Lạt hết sức lớn mạnh, người đứng đầu của tộc này là Dã Tiên. Năm đó, Dã Tiên đem quân đánh nhà Minh, lực lượng vô cùng hùng mạnh, một mặt tấn công Liêu Đông, mặt khác lại công kích Đại Đồng Sơn Tây.

Hoàng đế Minh triều bấy giờ là Minh Anh Tông - một vị vua trẻ còn chưa có nhiều kinh nghiệm thực chiến. Bấy giờ, Minh Anh Tông nghe theo lời xúi giục của Vương Chấn, tên hoạn quan vẫn tìm cách xu nịnh, che mắt Hoàng đế, lũng đoạn triều chính.

Kết quả là đại quân bị giết, Anh Tông bị quân địch bắt sống, còn Vương Chấn chôn thây nơi chiến trường. Hay tin Hoàng đế bị bắt, Bắc Kinh rơi vào tình trạng vô cùng hỗn loạn. Trong thành lúc này chỉ còn lại tàn binh già yếu, lại như rắn mất đầu, tình thế nguy cấp, nhiều quan viên thậm chí còn tìm cách chạy nạn. Khi đó, những người sinh ra ở phía Nam đề nghị hoàng tộc dời đô về Nam Kinh vì cho rằng Bắc Kinh nhất định sẽ thất thủ. Trước luồng ý kiến này, Binh bộ Thị lang Vu Khiêm kiên quyết phản đối, vì ông tin rằng thành Bắc Kinh đủ sức trụ vững. Trong khi đó, việc dời đô về Nam Kinh sẽ khiến cả khu vực Hoàng Hà trở về phía Bắc nhất định đều lâm nguy.

Chủ trương của Vu Khiêm được em ruột Anh Tông là Thành vương Chu Kỳ Ngọc ủng hộ. Vì vậy, Vu Khiêm được hoàng tộc giao trọng trách tổ chức bảo vệ kinh đô. Vu Khiêm trước nhất tổ chức lực lượng quân sự, bố trí việc phòng ngự, phối hợp với dân chúng thủ thành. Trước khi Ngõa Lạt đổ bộ tới gần kinh đô, Vu Khiêm thông báo với tất cả các tướng sĩ: "Chúng ta hiện tại đã có Hoàng đế mới (ý chỉ Chu Kỳ Ngọc lên ngôi thay anh trai), phải thủ vững kinh thành". Quả nhiên sau đó, Dã Tiên bắt Anh Tông đến bên ngoài cổng thành và nói: "Hoàng đế của các người đã trở về, mau chóng mở cổng thành ra".

Dã Tiên và Ngõa Lạt vốn định dùng Anh Tông làm con cờ để có thể chiếm thành Bắc Kinh mà không phải đổ máu. Nhưng quan binh thủ thành đã theo lệnh của Vu Khiêm mà đáp trả: "Chúng ta nay đã có vua mới rồi".

Trận chiến thành Bắc Kinh xảy ra trong hoàn cảnh như vậy. Quân Minh dưới sự chỉ huy của Vu Khiêm đã chống trả vô cùng mãnh liệt và giành thắng lợi trong cuộc chiến thủ thành. Đúng lúc này, viện quân từ khắp nơi cũng lũ lượt đổ về. Dã Tiên nhận thấy tình thế không ổn, liền quyết định lui binh. Kinh đô Bắc Kinh được giữ vững, cả khu vực phía Bắc Hoàng Hà cũng được an toàn.

Từ sự biến quân sự trên, có thể thấy rõ nếu năm xưa Minh Thành Tổ Chu Đệ không dời đô về Bắc Kinh, thì có lẽ đến năm 1449, nhà Minh khó có thể chống lại sự tấn công của quân đội Ngõa Lạt.

Hơn một thế kỷ sau, tức năm 1550, một nguy cơ quân sự khác lại đe dọa tới sự tồn vong của Minh triều. Đó là thế lực khác từ Mông Cổ, do Yểm Đáp thủ lĩnh, sử cũ gọi đây là "Loạn Yểm Đáp". Đội quân này xuất binh bao vây Bắc Kinh, tình thế kinh đô lúc đó phải dùng cụm từ "ngàn cân treo sợi tóc" để miêu tả. Nhưng trải qua đấu tranh gian khổ, thành Bắc Kinh vẫn trụ vững trước mưa tên bão đạn của quân địch. Sau cùng, quân đội Yểm Đáp chỉ có thể lui binh.

Bắc Kinh có thể trụ vững sau hai thử thách binh biến này, đủ để thấy nơi đây quả thực là kinh đô "trời định" của Trung Hoa, cũng là minh chứng cho thấy việc Minh triều dời đô về nơi đây là quyết định tất yếu và sáng suốt.

Theo Trần Quỳnh/Tri Thức Trẻ

>> xem thêm

Bình luận(0)