Tín hiệu kỳ lạ đến Trái đất dưới dạng chớp sóng vô tuyến (FRB), được đặt tên là FRB 20200120E. Các nhà khoa học đã lần theo manh mối và tìm ra nó được phát từ một thiên hà mang tên M81, cách chúng ta 11,7 triệu năm ánh sáng.Với khoảng cách đó, đây trở thành nguồn phát sóng vô tuyến ngoài thiên hà gần nhất từng được phát hiện, gần hơn tới 40 lần so với nguồn xếp thứ nhì.Tiếp tục lần vào sâu trong thiên hà M81, các nhà khoa học còn phát hiện ra tín hiệu kỳ lạ này dẫn tới một cụm sao cầu. Điều này gây kinh ngạc cho các nhà khoa học.Bởi theo các lý thuyết được xây dựng trước đây, chớp sóng vô tuyến phải đến từ một thứ gì đó dữ dội, ví dụ một vụ va chạm giữa sao neutron, sao từ... là tàn dư của những ngôi sao khổng lồ.Tuy nhiên cụm sao cầu là một thế giới bình yên của nhiều ngôi sao khối lượng thấp. Vì vậy có thể các ngôi sao cỡ Mặt trời chúng ta hoặc nhỏ hơn vẫn có thể sụp đổ thành sao lùn trắng, và sao lùn trắng bé nhỏ đó vẫn đủ khối lượng để hình thành một sao neutron sau đó.Nhiều giả thuyết được đặt ra về nguồn gốc của tín hiệu bí ẩn này. Đó có thể là một hành tinh khác, tình cờ song hành với một sao neutron.Hoặc đó có thể là một lỗ đen đang bồi tụ, hay cặp đôi sao lùn trắng - sao neutron nhỏ. Thậm chí đó có thể chính là tín hiệu của người ngoài hành tinh.Chớp sóng vô tuyến được coi là một trong những bí ẩn lớn nhất trong khoa học thiên văn. Kể từ lần đầu tiên tình cờ thu được chớp sóng vô tuyến năm 2007 - và cho đến nay, Trái Đất đã thu được gần 100 tín hiệu FRBs, giới thiên văn học không ngừng giải mã nguồn gốc của chúng.Tất cả những gì chúng ta có được trong tay là: Chớp sóng vô tuyến FRBs chỉ kéo dài trong một phần nghìn giây nhưng có năng lượng bằng tổng năng lượng của Mặt Trời sinh ra trong gần 1 thế kỷ!Chúng mạnh đến mức dù ở rất xa địa cầu (hàng triệu đến hàng tỷ năm ánh sáng) vẫn có thể phát ra tiếng rít vô tuyến liên tục "đập" vào hệ thống kính viễn vọng và làm hỏng các máy dò của các thiết bị đó trên Trái đất.Điều đáng nói là, FRBs đều đến Trái đất một cách ngẫu nhiên (vào thời gian và địa điểm ngẫu nhiên), không tuân theo quy luật nào, cộng với phương pháp quan sát cũng như công nghệ có hạn của con người, bí ẩn của FRBs vẫn khiến nhân loại điên đầu.Loại trừ khả năng FRBs đến từ một vụ nổ đơn giản trong vũ trụ, một số nhà thiên văn học nghi ngờ rằng chớp sóng vô tuyến có nguồn gốc từ một nền văn minh tiên tiến ngoài Trái Đất.Mời các bạn xem video: Phi hành gia NASA làm rơi gương ngoài vũ trụ. Nguồn: VTV
Tín hiệu kỳ lạ đến Trái đất dưới dạng chớp sóng vô tuyến (FRB), được đặt tên là FRB 20200120E. Các nhà khoa học đã lần theo manh mối và tìm ra nó được phát từ một thiên hà mang tên M81, cách chúng ta 11,7 triệu năm ánh sáng.
Với khoảng cách đó, đây trở thành nguồn phát sóng vô tuyến ngoài thiên hà gần nhất từng được phát hiện, gần hơn tới 40 lần so với nguồn xếp thứ nhì.
Tiếp tục lần vào sâu trong thiên hà M81, các nhà khoa học còn phát hiện ra tín hiệu kỳ lạ này dẫn tới một cụm sao cầu. Điều này gây kinh ngạc cho các nhà khoa học.
Bởi theo các lý thuyết được xây dựng trước đây, chớp sóng vô tuyến phải đến từ một thứ gì đó dữ dội, ví dụ một vụ va chạm giữa sao neutron, sao từ... là tàn dư của những ngôi sao khổng lồ.
Tuy nhiên cụm sao cầu là một thế giới bình yên của nhiều ngôi sao khối lượng thấp. Vì vậy có thể các ngôi sao cỡ Mặt trời chúng ta hoặc nhỏ hơn vẫn có thể sụp đổ thành sao lùn trắng, và sao lùn trắng bé nhỏ đó vẫn đủ khối lượng để hình thành một sao neutron sau đó.
Nhiều giả thuyết được đặt ra về nguồn gốc của tín hiệu bí ẩn này. Đó có thể là một hành tinh khác, tình cờ song hành với một sao neutron.
Hoặc đó có thể là một lỗ đen đang bồi tụ, hay cặp đôi sao lùn trắng - sao neutron nhỏ. Thậm chí đó có thể chính là tín hiệu của người ngoài hành tinh.
Chớp sóng vô tuyến được coi là một trong những bí ẩn lớn nhất trong khoa học thiên văn. Kể từ lần đầu tiên tình cờ thu được chớp sóng vô tuyến năm 2007 - và cho đến nay, Trái Đất đã thu được gần 100 tín hiệu FRBs, giới thiên văn học không ngừng giải mã nguồn gốc của chúng.
Tất cả những gì chúng ta có được trong tay là: Chớp sóng vô tuyến FRBs chỉ kéo dài trong một phần nghìn giây nhưng có năng lượng bằng tổng năng lượng của Mặt Trời sinh ra trong gần 1 thế kỷ!
Chúng mạnh đến mức dù ở rất xa địa cầu (hàng triệu đến hàng tỷ năm ánh sáng) vẫn có thể phát ra tiếng rít vô tuyến liên tục "đập" vào hệ thống kính viễn vọng và làm hỏng các máy dò của các thiết bị đó trên Trái đất.
Điều đáng nói là, FRBs đều đến Trái đất một cách ngẫu nhiên (vào thời gian và địa điểm ngẫu nhiên), không tuân theo quy luật nào, cộng với phương pháp quan sát cũng như công nghệ có hạn của con người, bí ẩn của FRBs vẫn khiến nhân loại điên đầu.
Loại trừ khả năng FRBs đến từ một vụ nổ đơn giản trong vũ trụ, một số nhà thiên văn học nghi ngờ rằng chớp sóng vô tuyến có nguồn gốc từ một nền văn minh tiên tiến ngoài Trái Đất.