Ngôi làng đất sét là công trình tâm huyết của anh Trịnh Bá Dũng, được mệnh danh là "đại gia điên khùng và lì lợm". Để tạo được công trình hoành tráng này, anh Dũng đã mất 4 năm mày mò và tìm công thức làm cứng đất sét mà không nung vào năm 2008. Nổi bật nhất trong làng là ngôi nhà đắp nổi hình bản đồ Việt Nam, được Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam xác nhận 2 kỷ lục: ngôi nhà bằng đất đỏ bazan không nung có mái đắp nổi hình bản đồ Việt Nam đầu tiên và diện tích lớn nhất; ngôi nhà đất đỏ bazan không nung đầu tiên và có phong cách độc đáo nhất. Ngôi nhà này rộng khoảng 90m² , nằm trong khuôn viên rộng 500m². Trên mái có bản đồ Việt Nam hình chữ S và các quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa. Lý giải việc đắp hình bản đồ trên mái, anh Dũng nói: "Tổ quốc thiêng liêng nhất nên phải đặt ở vị trí cao nhất, từ mọi phía đều nhìn thấy được". Công trình làng đất sét được bắt đầu thực hiện năm 2013 với việc xây đường hầm điêu khắc bằng đất đỏ bazan. Đường hầm dài 1,2 km, sâu 1 – 9m và rộng 2–10 m, các hình ảnh điêu khắc kể về quá trình hình thành, phát triển của Đà Lạt. Công trình làng đất sét được đầu tư 200 tỷ đồng và đã trở thành một điểm tham quan hấp dẫn ở Đà Lạt. Chiếc chuông "khổng lồ" này cũng được làm từ đất sét. Tượng nhà bác học Yersin, danh nhân mà tên tuổi gắn liền với Đà Lạt. Bên trong ngôi nhà đất sét. Chiếc Vespa khổng lồ này thu hút nhiều du khách đến chụp ảnh. Ngôi nhà thờ cũng bằng đất sét. Dù làm bằng đất đỏ không nung nhưng công trình hoàn toàn có thể chịu đựng được các tác động, biến đổi của thời tiết. Chiếc xe lửa này là một trong nhiều công trình văn hóa và kiến trúc đặc trưng của Đà Lạt được tái hiện. Hoa Đà Lạt - tuy làm từ đất sét nhưng vẫn rất mềm mại, có hồn.
Ngôi làng đất sét là công trình tâm huyết của anh Trịnh Bá Dũng, được mệnh danh là "đại gia điên khùng và lì lợm".
Để tạo được công trình hoành tráng này, anh Dũng đã mất 4 năm mày mò và tìm công thức làm cứng đất sét mà không nung vào năm 2008.
Nổi bật nhất trong làng là ngôi nhà đắp nổi hình bản đồ Việt Nam, được Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam xác nhận 2 kỷ lục: ngôi nhà bằng đất đỏ bazan không nung có mái đắp nổi hình bản đồ Việt Nam đầu tiên và diện tích lớn nhất; ngôi nhà đất đỏ bazan không nung đầu tiên và có phong cách độc đáo nhất.
Ngôi nhà này rộng khoảng 90m² , nằm trong khuôn viên rộng 500m². Trên mái có bản đồ Việt Nam hình chữ S và các quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa. Lý giải việc đắp hình bản đồ trên mái, anh Dũng nói: "Tổ quốc thiêng liêng nhất nên phải đặt ở vị trí cao nhất, từ mọi phía đều nhìn thấy được".
Công trình làng đất sét được bắt đầu thực hiện năm 2013 với việc xây đường hầm điêu khắc bằng đất đỏ bazan. Đường hầm dài 1,2 km, sâu 1 – 9m và rộng 2–10 m, các hình ảnh điêu khắc kể về quá trình hình thành, phát triển của Đà Lạt.
Công trình làng đất sét được đầu tư 200 tỷ đồng và đã trở thành một điểm tham quan hấp dẫn ở Đà Lạt.
Chiếc chuông "khổng lồ" này cũng được làm từ đất sét.
Tượng nhà bác học Yersin, danh nhân mà tên tuổi gắn liền với Đà Lạt.
Bên trong ngôi nhà đất sét.
Chiếc Vespa khổng lồ này thu hút nhiều du khách đến chụp ảnh.
Ngôi nhà thờ cũng bằng đất sét.
Dù làm bằng đất đỏ không nung nhưng công trình hoàn toàn có thể chịu đựng được các tác động, biến đổi của thời tiết.
Chiếc xe lửa này là một trong nhiều công trình văn hóa và kiến trúc đặc trưng của Đà Lạt được tái hiện.
Hoa Đà Lạt - tuy làm từ đất sét nhưng vẫn rất mềm mại, có hồn.