Chuyện rắn lục đuôi đỏ xuất hiện ồ ạt, bất thường ở nhiều tỉnh miền Trung như Nghệ An, Thanh Hóa, Đà Nẵng… gây hoang mang cho người dân trong nhiều tháng gần đây. Nguyên nhân rắn lục ngày càng “thích” nhà dân hơn được cho là do biến đổi khí hậu, sự thiếu hụt môi trường sống, nguồn thức ăn khan hiếm hơn. Biến đổi khí hậu khiến nhiệt độ nhiều khu vực liên tục tăng cao có thể khiến nhiều loài rắn bò ra khỏi ổ của chúng để chui vào nhà dân tránh nóng. Điển hình trong đó là loài rắn hổ mang. Những con rắn hổ mang chúa kịch độc “thích” bò vào "nghỉ mát" trong nhà của dân. Minh chứng là vụ rắn ồ ạt xuất hiện ở vùng Bhopal, Ấn Độ hồi tháng 7/2014. Những loài thuộc loài rắn hổ như rắn nâu, rắn đen bụng đỏ cũng có thể trở thành ác mộng của các khu dân cư vào mùa mưa lũ. Lũ rắn không còn chỗ ẩn náu nên bò vào nhà dân. Rắn cạp nong thích những nơi ẩm ướt, những nơi hoang vắng, đồng cỏ, vùng trồng trọt, hoặc rừng thưa thấp. Nhưng khi mất môi trường sống, nơi chúng tìm đến đầu tiên chính là các khu dân cư.Rắn là loài động vật thích sống rừng núi, nhiều cây cối rậm rạp. Tuy nhiên, tình trạng tàn phá rừng khiến rắn không còn nơi trú ẩn nên quay ra tìm về nhà dân. Thời tiết ấm nóng kéo dài, tạo điều kiện thuận lợi cho rắn sinh sôi nảy nở, tràn vào khu dân cư. Để tránh rắn độc bò vào nhà tìm chỗ ẩn nấp hoặc thức ăn, chui vào gầm giường bởi tính ưa bóng tối, thích nơi mát mẻ, người dân cần thường xuyên dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, thoáng đãng. Mọi người phải cẩn trọng khi làm vườn hay đi vào khu vực bụi rậm, cần phải có dụng cụ bảo hộ lao động. Khi bị rắn cắn, mọi người không nên can thiệp vào vết thương hoặc chữa trị theo phương pháp dân gian mà phải nhanh chóng đến bệnh viện cấp cứu. Nạn nhân và những người xung quanh cần giữ bình tĩnh để sơ cứu đúng một cách nhanh chóng nhằm giải quyết các tình trạng đau nhức, sưng nề, xuất huyết, tán huyết, hoại tử.
Chuyện rắn lục đuôi đỏ xuất hiện ồ ạt, bất thường ở nhiều tỉnh miền Trung như Nghệ An, Thanh Hóa, Đà Nẵng… gây hoang mang cho người dân trong nhiều tháng gần đây. Nguyên nhân rắn lục ngày càng “thích” nhà dân hơn được cho là do biến đổi khí hậu, sự thiếu hụt môi trường sống, nguồn thức ăn khan hiếm hơn.
Biến đổi khí hậu khiến nhiệt độ nhiều khu vực liên tục tăng cao có thể khiến nhiều loài rắn bò ra khỏi ổ của chúng để chui vào nhà dân tránh nóng. Điển hình trong đó là loài rắn hổ mang.
Những con rắn hổ mang chúa kịch độc “thích” bò vào "nghỉ mát" trong nhà của dân. Minh chứng là vụ rắn ồ ạt xuất hiện ở vùng Bhopal, Ấn Độ hồi tháng 7/2014.
Những loài thuộc loài rắn hổ như rắn nâu, rắn đen bụng đỏ cũng có thể trở thành ác mộng của các khu dân cư vào mùa mưa lũ. Lũ rắn không còn chỗ ẩn náu nên bò vào nhà dân.
Rắn cạp nong thích những nơi ẩm ướt, những nơi hoang vắng, đồng cỏ, vùng trồng trọt, hoặc rừng thưa thấp. Nhưng khi mất môi trường sống, nơi chúng tìm đến đầu tiên chính là các khu dân cư.
Rắn là loài động vật thích sống rừng núi, nhiều cây cối rậm rạp. Tuy nhiên, tình trạng tàn phá rừng khiến rắn không còn nơi trú ẩn nên quay ra tìm về nhà dân.
Thời tiết ấm nóng kéo dài, tạo điều kiện thuận lợi cho rắn sinh sôi nảy nở, tràn vào khu dân cư.
Để tránh rắn độc bò vào nhà tìm chỗ ẩn nấp hoặc thức ăn, chui vào gầm giường bởi tính ưa bóng tối, thích nơi mát mẻ, người dân cần thường xuyên dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, thoáng đãng.
Mọi người phải cẩn trọng khi làm vườn hay đi vào khu vực bụi rậm, cần phải có dụng cụ bảo hộ lao động.
Khi bị rắn cắn, mọi người không nên can thiệp vào vết thương hoặc chữa trị theo phương pháp dân gian mà phải nhanh chóng đến bệnh viện cấp cứu.
Nạn nhân và những người xung quanh cần giữ bình tĩnh để sơ cứu đúng một cách nhanh chóng nhằm giải quyết các tình trạng đau nhức, sưng nề, xuất huyết, tán huyết, hoại tử.