Cảnh sát Trung Quốc vừa bắt 11 kẻ chuyên trộm xác những thiếu nữ xấu số. Vụ án gây xôn xao này đã bóc trần sự thật về một cách kiếm tiền vô đạo đức nhất thế giới. Sự tồn tại của loại tội phạm này bắt nguồn từ một hủ tục ở một số tỉnh nông thôn Trung Quốc, đặc biệt là quanh vùng Sơn Đông, Sơn Tây, nơi vẫn có quan niệm “kết duyên âm”. Người Trung Quốc cho rằng, việc một người nam đã đến tuổi trưởng thành nhưng chưa kịp lấy vợ sinh con đã qua đời là cực kỳ không may. Người chết trẻ độc thân khi xuống suối vàng sẽ cô đơn lạnh lẽo, luyến tiếc trần gian, sẽ quấy quả người sống, thậm chí kéo người thân xuống âm ty cho đỡ buồn Để tránh những chuyện xui xẻo đó, người Trung Quốc dùng cách “kết duyên âm” hay làm đám cưới ma để an ủi vong hồn những chàng trai chết trẻ. Đây là tục có từ hơn 3.000 năm trước. Để hoàn thành cuộc nhân duyên này, nhà nghèo thì mua hình nộm, vàng mã đốt cho người chết, coi như hình nhân thế mạng. Nhà giàu thì tìm mua một cô gái làm lễ cưới cho con trai đã chết của mình, chờ sau này con dâu chết thì cho hợp táng đôi vợ chồng. Kỳ dị nhất trong các kiểu kết duyên âm là lấy thi thể một người nữ mới chết đem chôn cùng một mộ với người nam. Tục này có thể bắt nguồn từ một thực tế ngày xưa: nhiều đôi trai gái đính ước nhưng chưa kịp cưới thì chàng trai qua đời, cô gái tự sát chết theo chồng và được chôn chung để sống chết có nhau. Về sau, để con trai không cô đơn lạnh lẽo chốn suối vàng, cho dù anh ta chưa đính ước hoặc người đính ước không thủ tiết, không chết theo, người ta bày ra kiểu “cưỡng hôn âm”, tức là không cần biết hai người lúc còn sống có quan hệ gì không, họ cứ mang hai thử thi chôn chung một mộ, làm đám cưới ma. Trong các cuộc cưỡng hôn âm này, thường nhà trai sẽ trả cho nhà gái một khoản tiền kiểu như tiền thách cưới, sính lễ, nhưng thực chất là mua tử thi. Nhà gái được một khoản tiền, và cũng tự an ủi là con gái mình sau khi chết cũng có một tấm chồng. Tuy nhiên không có nhiều gia đình muốn gả xác con gái như vậy, nên tệ nạn đào mồ trộm xác xuất hiện. Nhiều nhà có con trai chết trẻ thuê người đào trộm tử thi thiếu nữ mới chết để ‘cưới” cho con mình. Từ năm 1949, chuyện quật tử thi để làm đám cưới ma bị cấm ở Trung Quốc. Nhưng những năm gần đây, một số nhà giàu đã khởi xướng lại hủ tục này, và phong trào làm đám cưới ma rầm rộ trở lại.Một trong các đám cưới ma đó diễn ra vào tháng 2/2012 tại quận Guangping thuộc tỉnh Hồ Bắc: Chàng thanh niên Liu, 18 tuổi, qua đời vì bệnh tim đã được gia đình cưới cho cô Wu, 17 tuổi, chết vì u não. Gia đình Liu đã chi 35.000 nhân dân tệ (khoảng 120 triệu đồng) để mua cái xác này. (Ảnh minh họa) Nhưng số tử thi thiếu nữ được gia đình tình nguyện “gả” rất không đáng kể, nên tệ nạn đào trộm tử thi thiếu nữ đem bán cho những gia đình có điều kiện để làm đám cưới ma càng ngày càng phát triển. Nhiều tên tội phạm lập băng đảng chuyên làm nghề này. Có những thi hài thiếu nữ vừa được chôn cùng “người chồng” mà hồi còn sống chưa từng quen biết, đã lại bị đào trộm đem bán để làm đám cưới với một chàng trai quá cố khác. Thi thể của cô Wu, vợ anh chàng Liu kể trên, là một ví dụ. Cô bị đào lên để “gả” sang tỉnh khác. Sau khi những tên trộm mộ Wu bị bắt, xác cô đã được trả lại cho “nhà chồng” là gia đình Liu. Họ đã xây ngôi mộ mới bằng bê tông chắc chắn, trồng thêm một trụ xi măng vấn lụa trắng để giúp linh hồn đôi vợ chồng ma lên thẳng thiên đường... (Ảnh minh họa) Ở Trung Quốc, giá các thi hài thiếu nữ đã tăng 25% trong 5 năm qua. Năm 2013, một tờ báo Trung Quốc tố các ông chủ mỏ than đã nâng giá một “cô dâu ma” lên đến 130.000 NDT (khoảng 450 triệu đồng). Một băng chuyên trộm mộ ở tỉnh Hồ Bắc, bị bắt năm 2010, từng kiếm tiền tỷ nhờ “nghề’ này. Ở Trung Quốc, nạn trai thừa gái thiếu khiến cho ngày càng có nhiều đàn ông không kịp kết hôn trước khi chết vì bệnh tật hay tai nạn, bởi vậy nhu cầu làm đám cưới ma ngày một tăng, kéo theo nạn trộm xác không ngừng hoành hành.
Cảnh sát Trung Quốc vừa bắt 11 kẻ chuyên trộm xác những thiếu nữ xấu số. Vụ án gây xôn xao này đã bóc trần sự thật về một cách kiếm tiền vô đạo đức nhất thế giới.
Sự tồn tại của loại tội phạm này bắt nguồn từ một hủ tục ở một số tỉnh nông thôn Trung Quốc, đặc biệt là quanh vùng Sơn Đông, Sơn Tây, nơi vẫn có quan niệm “kết duyên âm”.
Người Trung Quốc cho rằng, việc một người nam đã đến tuổi trưởng thành nhưng chưa kịp lấy vợ sinh con đã qua đời là cực kỳ không may. Người chết trẻ độc thân khi xuống suối vàng sẽ cô đơn lạnh lẽo, luyến tiếc trần gian, sẽ quấy quả người sống, thậm chí kéo người thân xuống âm ty cho đỡ buồn
Để tránh những chuyện xui xẻo đó, người Trung Quốc dùng cách “kết duyên âm” hay làm đám cưới ma để an ủi vong hồn những chàng trai chết trẻ. Đây là tục có từ hơn 3.000 năm trước.
Để hoàn thành cuộc nhân duyên này, nhà nghèo thì mua hình nộm, vàng mã đốt cho người chết, coi như hình nhân thế mạng. Nhà giàu thì tìm mua một cô gái làm lễ cưới cho con trai đã chết của mình, chờ sau này con dâu chết thì cho hợp táng đôi vợ chồng.
Kỳ dị nhất trong các kiểu kết duyên âm là lấy thi thể một người nữ mới chết đem chôn cùng một mộ với người nam. Tục này có thể bắt nguồn từ một thực tế ngày xưa: nhiều đôi trai gái đính ước nhưng chưa kịp cưới thì chàng trai qua đời, cô gái tự sát chết theo chồng và được chôn chung để sống chết có nhau.
Về sau, để con trai không cô đơn lạnh lẽo chốn suối vàng, cho dù anh ta chưa đính ước hoặc người đính ước không thủ tiết, không chết theo, người ta bày ra kiểu “cưỡng hôn âm”, tức là không cần biết hai người lúc còn sống có quan hệ gì không, họ cứ mang hai thử thi chôn chung một mộ, làm đám cưới ma.
Trong các cuộc cưỡng hôn âm này, thường nhà trai sẽ trả cho nhà gái một khoản tiền kiểu như tiền thách cưới, sính lễ, nhưng thực chất là mua tử thi. Nhà gái được một khoản tiền, và cũng tự an ủi là con gái mình sau khi chết cũng có một tấm chồng.
Tuy nhiên không có nhiều gia đình muốn gả xác con gái như vậy, nên tệ nạn đào mồ trộm xác xuất hiện. Nhiều nhà có con trai chết trẻ thuê người đào trộm tử thi thiếu nữ mới chết để ‘cưới” cho con mình.
Từ năm 1949, chuyện quật tử thi để làm đám cưới ma bị cấm ở Trung Quốc. Nhưng những năm gần đây, một số nhà giàu đã khởi xướng lại hủ tục này, và phong trào làm đám cưới ma rầm rộ trở lại.
Một trong các đám cưới ma đó diễn ra vào tháng 2/2012 tại quận Guangping thuộc tỉnh Hồ Bắc: Chàng thanh niên Liu, 18 tuổi, qua đời vì bệnh tim đã được gia đình cưới cho cô Wu, 17 tuổi, chết vì u não. Gia đình Liu đã chi 35.000 nhân dân tệ (khoảng 120 triệu đồng) để mua cái xác này. (Ảnh minh họa)
Nhưng số tử thi thiếu nữ được gia đình tình nguyện “gả” rất không đáng kể, nên tệ nạn đào trộm tử thi thiếu nữ đem bán cho những gia đình có điều kiện để làm đám cưới ma càng ngày càng phát triển. Nhiều tên tội phạm lập băng đảng chuyên làm nghề này.
Có những thi hài thiếu nữ vừa được chôn cùng “người chồng” mà hồi còn sống chưa từng quen biết, đã lại bị đào trộm đem bán để làm đám cưới với một chàng trai quá cố khác. Thi thể của cô Wu, vợ anh chàng Liu kể trên, là một ví dụ. Cô bị đào lên để “gả” sang tỉnh khác.
Sau khi những tên trộm mộ Wu bị bắt, xác cô đã được trả lại cho “nhà chồng” là gia đình Liu. Họ đã xây ngôi mộ mới bằng bê tông chắc chắn, trồng thêm một trụ xi măng vấn lụa trắng để giúp linh hồn đôi vợ chồng ma lên thẳng thiên đường... (Ảnh minh họa)
Ở Trung Quốc, giá các thi hài thiếu nữ đã tăng 25% trong 5 năm qua. Năm 2013, một tờ báo Trung Quốc tố các ông chủ mỏ than đã nâng giá một “cô dâu ma” lên đến 130.000 NDT (khoảng 450 triệu đồng). Một băng chuyên trộm mộ ở tỉnh Hồ Bắc, bị bắt năm 2010, từng kiếm tiền tỷ nhờ “nghề’ này.
Ở Trung Quốc, nạn trai thừa gái thiếu khiến cho ngày càng có nhiều đàn ông không kịp kết hôn trước khi chết vì bệnh tật hay tai nạn, bởi vậy nhu cầu làm đám cưới ma ngày một tăng, kéo theo nạn trộm xác không ngừng hoành hành.