Chim cắt nhỏ họng trắng (Polihierax insignis) dài 25-27 cm, là loài định cư không phổ biến ở phía Tây của Nam Trung Bộ và Tây Bắc của Nam Bộ (VQG Yok Đôn). Loài chim này sống ở các khu vực trống trải bên trong rừng khô rụng lá. Ảnh: eBird.Chăm cắt nhỏ bụng hung (Microhierax caerulescens) dài 15-18 cm, là loài định cư không phổ biến đến tương đối phổ biến tại Nam Trung Bộ và Nam Bộ (VQG Cát Tiên, Yok Đôn). Chúng sống ở rừng rụng lá, khu vực trống trong rừng lá rộng thường xanh và rừng hỗn giao. Ảnh: eBird.Chim cắt nhỏ bụng trắng (Microhierax melanoleucos) dài 19-20 cm, là loài định cư không phổ biến đến hiếm tại Tây Bắc, Đông Bắc, Bắc và Trung Trung Bộ (VQG Ba Bể, Tam Đảo, Cúc Phương). Chúng sống ở khu vực trống trong rừng lá rộng thường xanh và bìa rừng. Ảnh: eBird.Chim cắt lưng hung (Falco tinnunculus) dài 30-34 cm, là loài định cư không phổ biến tại Đông Bắc, di cư trú đông tương đối phổ biến trong cả nước. Chúng sống ở các khu vực trống trải, nơi canh tác, đô thị, các mỏm núi. Ảnh: eBird.Chim cắt Amur (Falco amurensis) dài 28-31 cm, là loài di cư không phổ biến tại Tây Bắc và Đông Bắc (VQG Hoàng Liên Sa Pa, Tam Đảo, Ba Vì, Cúc Phương, Xuân Sơn). Chúng sống ở các khu vực trống trải khác nhau, rừng cây gỗ, thường di chuyển theo đàn. Ảnh: eBird.Chim cắt Trung Quốc (Falco subbuteo) dài 30-36 cm, là loài di cư hiếm đến không phổ biến tại Tây Bắc và Đông Bắc. Chúng sống ở các khu vực trống trải, rừng cây gỗ. Ảnh: eBird.Chim cắt bụng hung (Falco severus) dài 27-30 cm, là loài định cư hiếm đến không phổ biến tại Đông Bắc, Trung Bộ và Nam Bộ. Chúng sống ở các khu vực trống trải trong rừng lá rụng thường xanh, rừng rụng lá, rừng thứ sinh, nơi canh tác, rừng ngập mặn. Ảnh: eBird.Chim cắt lớn (Falco peregrinus) dài 38-48 cm, là loài định cư không phổ biến tại Đông Bắc, di cư trú đông hiếm đến không phổ biến trong cả nước. Chúng sống nhiều loại sinh cảnh khác nhau trên đường di cư, từ rừng lá rụng thường xanh đến thành thị, đất ngập nước, vùng ven biển, đảo đá xa bờ. Ảnh: eBird.Mời quý độc giả xem video: Khám phá thế giới của loài bọ ngựa | VTV2.
Chim cắt nhỏ họng trắng (Polihierax insignis) dài 25-27 cm, là loài định cư không phổ biến ở phía Tây của Nam Trung Bộ và Tây Bắc của Nam Bộ (VQG Yok Đôn). Loài chim này sống ở các khu vực trống trải bên trong rừng khô rụng lá. Ảnh: eBird.
Chăm cắt nhỏ bụng hung (Microhierax caerulescens) dài 15-18 cm, là loài định cư không phổ biến đến tương đối phổ biến tại Nam Trung Bộ và Nam Bộ (VQG Cát Tiên, Yok Đôn). Chúng sống ở rừng rụng lá, khu vực trống trong rừng lá rộng thường xanh và rừng hỗn giao. Ảnh: eBird.
Chim cắt nhỏ bụng trắng (Microhierax melanoleucos) dài 19-20 cm, là loài định cư không phổ biến đến hiếm tại Tây Bắc, Đông Bắc, Bắc và Trung Trung Bộ (VQG Ba Bể, Tam Đảo, Cúc Phương). Chúng sống ở khu vực trống trong rừng lá rộng thường xanh và bìa rừng. Ảnh: eBird.
Chim cắt lưng hung (Falco tinnunculus) dài 30-34 cm, là loài định cư không phổ biến tại Đông Bắc, di cư trú đông tương đối phổ biến trong cả nước. Chúng sống ở các khu vực trống trải, nơi canh tác, đô thị, các mỏm núi. Ảnh: eBird.
Chim cắt Amur (Falco amurensis) dài 28-31 cm, là loài di cư không phổ biến tại Tây Bắc và Đông Bắc (VQG Hoàng Liên Sa Pa, Tam Đảo, Ba Vì, Cúc Phương, Xuân Sơn). Chúng sống ở các khu vực trống trải khác nhau, rừng cây gỗ, thường di chuyển theo đàn. Ảnh: eBird.
Chim cắt Trung Quốc (Falco subbuteo) dài 30-36 cm, là loài di cư hiếm đến không phổ biến tại Tây Bắc và Đông Bắc. Chúng sống ở các khu vực trống trải, rừng cây gỗ. Ảnh: eBird.
Chim cắt bụng hung (Falco severus) dài 27-30 cm, là loài định cư hiếm đến không phổ biến tại Đông Bắc, Trung Bộ và Nam Bộ. Chúng sống ở các khu vực trống trải trong rừng lá rụng thường xanh, rừng rụng lá, rừng thứ sinh, nơi canh tác, rừng ngập mặn. Ảnh: eBird.
Chim cắt lớn (Falco peregrinus) dài 38-48 cm, là loài định cư không phổ biến tại Đông Bắc, di cư trú đông hiếm đến không phổ biến trong cả nước. Chúng sống nhiều loại sinh cảnh khác nhau trên đường di cư, từ rừng lá rụng thường xanh đến thành thị, đất ngập nước, vùng ven biển, đảo đá xa bờ. Ảnh: eBird.
Mời quý độc giả xem video: Khám phá thế giới của loài bọ ngựa | VTV2.