Một con cá mập yêu tinh quý hiếm vừa sa lưới của các ngư dân ở ngoài khơi bờ biển phía đông nam của Australia. Mẫu vật loài cá quý hiếm nhất Trái đất này đã được bàn giao cho Bảo tàng Australia.Đây là mẫu vật thứ tư của loài cá này được thu thập bởi bảo tàng. Nhân viên bảo tàng Australia đem xác con cá ngâm nước đá trước khi cho trưng bày (ảnh).Theo các nhà nghiên cứu, thông tin về loài cá mập yêu tinh chưa được biết đến nhiều do loài này sống gần đáy biển ở độ sâu tới hơn 900m, hiếm khi bắt gặp được.Cá mập yêu tinh có hình dáng xấu xí, cái mũi khoằm dài hơn các loài cá mập khác và giống với mỏ chim, một cái sừng dài hơn cả mõm giống với hình cái bay.Cơ thể loài cá mập này chủ yếu là màu hồng, nó có vây xám xanh. Loài này vốn được xem là "khủng long sống" vì là loài duy nhất còn sống sót trong họ cá mập Mitsukurinidae xuất hiện cách đây 125 triệu năm.Mẫu vật được xác định là một con cá mập yêu tinh đực chưa trưởng thành, chiều dài đo được là 1,26m.Phía dưới mõm con cá mập được bao phủ bởi các lỗ chân lông, giúp con vật phát hiện ra các xung điện từ phát ra từ các con mồi của nó như cá, cua, mực, tôm.Khi con cá mập phát hiện ra xung điện, nó sẽ đẩy hàm về phía trước để đâm con mồi. Cá mập yêu tinh có hàm răng sắc nhọn dùng để đâm con mồi và nuốt trọn.
Một con cá mập yêu tinh quý hiếm vừa sa lưới của các ngư dân ở ngoài khơi bờ biển phía đông nam của Australia. Mẫu vật loài cá quý hiếm nhất Trái đất này đã được bàn giao cho Bảo tàng Australia.
Đây là mẫu vật thứ tư của loài cá này được thu thập bởi bảo tàng. Nhân viên bảo tàng Australia đem xác con cá ngâm nước đá trước khi cho trưng bày (ảnh).
Theo các nhà nghiên cứu, thông tin về loài cá mập yêu tinh chưa được biết đến nhiều do loài này sống gần đáy biển ở độ sâu tới hơn 900m, hiếm khi bắt gặp được.
Cá mập yêu tinh có hình dáng xấu xí, cái mũi khoằm dài hơn các loài cá mập khác và giống với mỏ chim, một cái sừng dài hơn cả mõm giống với hình cái bay.
Cơ thể loài cá mập này chủ yếu là màu hồng, nó có vây xám xanh. Loài này vốn được xem là "khủng long sống" vì là loài duy nhất còn sống sót trong họ cá mập Mitsukurinidae xuất hiện cách đây 125 triệu năm.
Mẫu vật được xác định là một con cá mập yêu tinh đực chưa trưởng thành, chiều dài đo được là 1,26m.
Phía dưới mõm con cá mập được bao phủ bởi các lỗ chân lông, giúp con vật phát hiện ra các xung điện từ phát ra từ các con mồi của nó như cá, cua, mực, tôm.
Khi con cá mập phát hiện ra xung điện, nó sẽ đẩy hàm về phía trước để đâm con mồi. Cá mập yêu tinh có hàm răng sắc nhọn dùng để đâm con mồi và nuốt trọn.