Chim cu rốc đầu vàng (Psilopogon franklinii) dài 20-23 cm, là loài định cư tương đối phổ biến tại Tây Bắc, Đông Bắc và Trung Bộ (dễ bắt gặp tại VQG Tam Đảo, Bạch Mã, Chư Yang Sin, khu vực Tà Nung - Đà Lạt). Sinh cảnh của loài chim này là rừng lá rụng thường xanh, độ cao 800-2.600 mét.Chim cu rốc trán vàng (Psilopogon annamensis) dài 21-23 cm, là loài định cư tương đối phổ biến tại Trung và Nam Trung Bộ (VQG Chư Yang Sin, khu vực Tà Nung, Đà Lạt). Chúng sống ở rừng lá rụng thường xanh, độ cao 600-1.450 mét.Chim cu rốc đầu đỏ (Psilopogon asiaticus) dài 22-23 cm, là ldctdpb tại Tây Bắc, Đông Bắc và Bắc Trung Bộ (VQG Hoàng Liên Sa Pa, khu BTTN Mường Nhé, Tây Côn Lĩnh). Sinh cảnh của loài này là rừng lá rụng thường xanh, rừng thứ sinh, độ cao 400-2.400 mét.Chim cu rốc tai đen (Psilopogon incognitus) dài 22-23 cm, là loài định cư không phổ biến tại Đông Bắc, tương đối phổ biến tại Bắc và Bắc Trung Bộ. Chúng sống ở rừng lá rụng thường xanh, độ cao 600-1.700 mét.Chim cu rốc đầu đen (Psilopogon cyanotis) dài 17-18 cm, là loài định cư tương đối phổ biến trong cả nước (VQG Bạch Mã, Chư Yang Sin). Môi trường sống ưa thích của chúng là rừng lá rụng thường xanh, bán thường xanh, rừng khộp hỗn giao và rừng thứ sinh.Chim cu rốc cổ đỏ (Psilopogon haemacephala) dài 17-18 cm, là loài định cư không phổ biến tại Trung Bộ, phổ biến tại Nam Bộ (VQG Cát Tiên, Chư Yang Sin, Bidoup Núi Bà, Thảo Cầm Viên Sài Gòn). Chúng sống ở rừng lá rụng thường xanh, bán thường xanh, rừng khộp hỗn giao, rừng thứ sinh.Chim thầy chùa lớn (Psilopogon virens) dài 32-33 cm, là loài định cư, tương đối phổ biến tại Tây Bắc, không phổ biến tại Đông Bắc và Bắc Trung Bộ (VQG Hoàng Liên Sa Pa, khu BTTN Du Già, Tây Côn Lĩnh, Quản Bạ). Sinh cảnh của loài chim thuộc họ Cu rốc này là rừng lá rụng thường xanh, độ cao 800-2.600 mét.Chim thầy chùa huyệt đỏ (Psilopogon lagrandieri) dài 29-34 cm, là loài định cư, không phổ biến đến tương đối phổ biến trong cả nước (VQG Ba Vì, Cúc Phương, Chư Yang Sin). Sinh cảnh của chúng là rừng lá rụng thường xanh, bán thường xanh.Chim thầy chùa bụng nâu (Psilopogon lineatus) dài 27-28 cm, là loài định cư tương đối phổ biến tại Trung, Nam Trung Bộ và Nam Bộ (VQG Yok Đôn). Loài chim này sống ở rừng rụng lá, các khu vực có cây gỗ nơi trống trải, rừng trồng.Chim thầy chùa đầu xám (Psilopogon faiostricta) dài 24-27 cm, là loài định cư tương đối phổ biến trong cả nước (VQG Tam Đảo, Ba Vì, Cúc Phương, Bạch Mã, Chư Yang Sin). Chúng sống ở rừng lá rụng thường xanh, bán thường xanh, rừng khộp hỗn giao, các khu vực có cây gỗ rải rác.Mời quý độc giả xem video: Thanh âm vĩnh cửu của thiên nhiên | VTV3.
Chim cu rốc đầu vàng (Psilopogon franklinii) dài 20-23 cm, là loài định cư tương đối phổ biến tại Tây Bắc, Đông Bắc và Trung Bộ (dễ bắt gặp tại VQG Tam Đảo, Bạch Mã, Chư Yang Sin, khu vực Tà Nung - Đà Lạt). Sinh cảnh của loài chim này là rừng lá rụng thường xanh, độ cao 800-2.600 mét.
Chim cu rốc trán vàng (Psilopogon annamensis) dài 21-23 cm, là loài định cư tương đối phổ biến tại Trung và Nam Trung Bộ (VQG Chư Yang Sin, khu vực Tà Nung, Đà Lạt). Chúng sống ở rừng lá rụng thường xanh, độ cao 600-1.450 mét.
Chim cu rốc đầu đỏ (Psilopogon asiaticus) dài 22-23 cm, là ldctdpb tại Tây Bắc, Đông Bắc và Bắc Trung Bộ (VQG Hoàng Liên Sa Pa, khu BTTN Mường Nhé, Tây Côn Lĩnh). Sinh cảnh của loài này là rừng lá rụng thường xanh, rừng thứ sinh, độ cao 400-2.400 mét.
Chim cu rốc tai đen (Psilopogon incognitus) dài 22-23 cm, là loài định cư không phổ biến tại Đông Bắc, tương đối phổ biến tại Bắc và Bắc Trung Bộ. Chúng sống ở rừng lá rụng thường xanh, độ cao 600-1.700 mét.
Chim cu rốc đầu đen (Psilopogon cyanotis) dài 17-18 cm, là loài định cư tương đối phổ biến trong cả nước (VQG Bạch Mã, Chư Yang Sin). Môi trường sống ưa thích của chúng là rừng lá rụng thường xanh, bán thường xanh, rừng khộp hỗn giao và rừng thứ sinh.
Chim cu rốc cổ đỏ (Psilopogon haemacephala) dài 17-18 cm, là loài định cư không phổ biến tại Trung Bộ, phổ biến tại Nam Bộ (VQG Cát Tiên, Chư Yang Sin, Bidoup Núi Bà, Thảo Cầm Viên Sài Gòn). Chúng sống ở rừng lá rụng thường xanh, bán thường xanh, rừng khộp hỗn giao, rừng thứ sinh.
Chim thầy chùa lớn (Psilopogon virens) dài 32-33 cm, là loài định cư, tương đối phổ biến tại Tây Bắc, không phổ biến tại Đông Bắc và Bắc Trung Bộ (VQG Hoàng Liên Sa Pa, khu BTTN Du Già, Tây Côn Lĩnh, Quản Bạ). Sinh cảnh của loài chim thuộc họ Cu rốc này là rừng lá rụng thường xanh, độ cao 800-2.600 mét.
Chim thầy chùa huyệt đỏ (Psilopogon lagrandieri) dài 29-34 cm, là loài định cư, không phổ biến đến tương đối phổ biến trong cả nước (VQG Ba Vì, Cúc Phương, Chư Yang Sin). Sinh cảnh của chúng là rừng lá rụng thường xanh, bán thường xanh.
Chim thầy chùa bụng nâu (Psilopogon lineatus) dài 27-28 cm, là loài định cư tương đối phổ biến tại Trung, Nam Trung Bộ và Nam Bộ (VQG Yok Đôn). Loài chim này sống ở rừng rụng lá, các khu vực có cây gỗ nơi trống trải, rừng trồng.
Chim thầy chùa đầu xám (Psilopogon faiostricta) dài 24-27 cm, là loài định cư tương đối phổ biến trong cả nước (VQG Tam Đảo, Ba Vì, Cúc Phương, Bạch Mã, Chư Yang Sin). Chúng sống ở rừng lá rụng thường xanh, bán thường xanh, rừng khộp hỗn giao, các khu vực có cây gỗ rải rác.
Mời quý độc giả xem video: Thanh âm vĩnh cửu của thiên nhiên | VTV3.