Các nhà thiên văn học mới cho biết, nhận định của họ về một "mảnh vụn" vũ trụ trước đây thiên thạch hoàn toàn mới có đuôi là không chính xác.Cụ thể, LD2 2019 có quỹ đạo giống thiên thạch nhưng có đuôi giống sao chổi. Chính vì cho rằng đây là một thiên thạch vũ trụ đặc biệt có đuôi nên các nhà khoa học rất vui mừng.Tuy nhiên sau khi nghiên cứu, LD2 2019 thực chất là một sao chổi thông thường được ngụy trang có quỹ đạo thay đổi hỗn loạn.Các đặc tính của nó khá giống với các tiểu hành tinh Trojan - một nhóm các tiểu hành tinh hoạt động trong cùng một chu kỳ trên hầu hết các quỹ đạo giống như sao Mộc.Phát hiện này khiến các nhà khoa học khá thất vọng. Vì nếu là thiên thạch chúng sẽ chủ yếu cấu thành từ đất đá, có quỹ đạo trong Hệ Mặt trời tương tự như các hành tinh.Còn sao chổi có quỹ đạo dài, cấu tạo chủ yếu từ băng, chứa đầy bụi bẩn và rác vũ trụ. Khi di chuyển tới gần Mặt trời, dòng bụi và khí đốt tạo mà sao chổi giải phóng tạo ra phần đuôi riêng biệt của chúng.Sau khi được xác định là sao chổi, LD2 2019 đã được đổi tên thành P/2019 LD2. P/2019 LD2 giờ được xác nhận là một thành viên của sao chổi gia đình Jupiter hay JFC - một nhóm thiên thể vũ trụ chịu ảnh hưởng của sao Mộc.Sao chổi là 1 thiên thể bay bên ngoài không gian. Nó gần như là tiểu hành tinh, có cấu tạo chủ yếu từ băng chứ không phải là đất đá. Sở dĩ nó có tên là sao chổi bởi nó thường có hình thù kỳ dị, đuôi to, đầu nhọn giống như chiếc chổi quét nhà.Tuy nhiên, cũng có học thuyết khác nữa đặt ra bác bỏ sao chổi là “sao”. Bởi nhiều nhà khoa học cho rằng sao chổi chỉ là 1 khối khí lạnh. Trong đó có chứa đầy bụi bẩn, mảnh vụn của vũ trụ.Vì thế, nó còn được coi là “mẹ” của các sao băng rực sáng trên bầu trời. Bởi vì khi bị vỡ ra, nó sẽ tạo thành từng đám sao băng và bụi vũ trụ rơi vào khoảng không.Đa phần các sao chổi thường có quỹ đạo elip rất dẹt. Nó được phân bố ngẫu nhiên bên ngoài không gian. Đuôi của sao chổi có được là khi đi qua mặt trời, băng của sao chổi tan chảy và tạo thành chiếc đuôi. Nhưng cũng chính vì di chuyển tới gần mặt trời mà đuôi của sao chổi ngày càng ngắn đi do băng bị thất thoát.Sao chổi và sao băng là hoàn toàn khác nhau. Sao chổi là thiên thể có kích thước lớn, tương đương với các loại vệ tinh hoặc tiểu hành tinh. Còn sao băng chỉ là vệt sáng nhỏ xuất hiện khi 1 thiên thạch lao vào khí quyển của Trái Đất và cháy sáng.Mời các bạn xem video: Phi hành gia NASA làm rơi gương ngoài vũ trụ. Nguồn: VTV
Các nhà thiên văn học mới cho biết, nhận định của họ về một "mảnh vụn" vũ trụ trước đây thiên thạch hoàn toàn mới có đuôi là không chính xác.
Cụ thể, LD2 2019 có quỹ đạo giống thiên thạch nhưng có đuôi giống sao chổi. Chính vì cho rằng đây là một thiên thạch vũ trụ đặc biệt có đuôi nên các nhà khoa học rất vui mừng.
Tuy nhiên sau khi nghiên cứu, LD2 2019 thực chất là một sao chổi thông thường được ngụy trang có quỹ đạo thay đổi hỗn loạn.
Các đặc tính của nó khá giống với các tiểu hành tinh Trojan - một nhóm các tiểu hành tinh hoạt động trong cùng một chu kỳ trên hầu hết các quỹ đạo giống như sao Mộc.
Phát hiện này khiến các nhà khoa học khá thất vọng. Vì nếu là thiên thạch chúng sẽ chủ yếu cấu thành từ đất đá, có quỹ đạo trong Hệ Mặt trời tương tự như các hành tinh.
Còn sao chổi có quỹ đạo dài, cấu tạo chủ yếu từ băng, chứa đầy bụi bẩn và rác vũ trụ. Khi di chuyển tới gần Mặt trời, dòng bụi và khí đốt tạo mà sao chổi giải phóng tạo ra phần đuôi riêng biệt của chúng.
Sau khi được xác định là sao chổi, LD2 2019 đã được đổi tên thành P/2019 LD2. P/2019 LD2 giờ được xác nhận là một thành viên của sao chổi gia đình Jupiter hay JFC - một nhóm thiên thể vũ trụ chịu ảnh hưởng của sao Mộc.
Sao chổi là 1 thiên thể bay bên ngoài không gian. Nó gần như là tiểu hành tinh, có cấu tạo chủ yếu từ băng chứ không phải là đất đá. Sở dĩ nó có tên là sao chổi bởi nó thường có hình thù kỳ dị, đuôi to, đầu nhọn giống như chiếc chổi quét nhà.
Tuy nhiên, cũng có học thuyết khác nữa đặt ra bác bỏ sao chổi là “sao”. Bởi nhiều nhà khoa học cho rằng sao chổi chỉ là 1 khối khí lạnh. Trong đó có chứa đầy bụi bẩn, mảnh vụn của vũ trụ.
Vì thế, nó còn được coi là “mẹ” của các sao băng rực sáng trên bầu trời. Bởi vì khi bị vỡ ra, nó sẽ tạo thành từng đám sao băng và bụi vũ trụ rơi vào khoảng không.
Đa phần các sao chổi thường có quỹ đạo elip rất dẹt. Nó được phân bố ngẫu nhiên bên ngoài không gian. Đuôi của sao chổi có được là khi đi qua mặt trời, băng của sao chổi tan chảy và tạo thành chiếc đuôi. Nhưng cũng chính vì di chuyển tới gần mặt trời mà đuôi của sao chổi ngày càng ngắn đi do băng bị thất thoát.
Sao chổi và sao băng là hoàn toàn khác nhau. Sao chổi là thiên thể có kích thước lớn, tương đương với các loại vệ tinh hoặc tiểu hành tinh. Còn sao băng chỉ là vệt sáng nhỏ xuất hiện khi 1 thiên thạch lao vào khí quyển của Trái Đất và cháy sáng.