Vừa qua, Thủy Tiên đã trở thành đối tượng bị công kích của cư dân mạng khi mẹ nữ ca sĩ đăng tải hình ảnh chụp những con rùa để thả phóng sinh trên trang cá nhân của mình.Theo hình ảnh đăng tải, gia đình Thủy Tiên khắc tên trên mai rùa, bao gồm: tên của Công Vinh (CV9), Thuỷ Tiên và bé Gạo. Chính điều này khiến nhiều cho rằng đây là hành động hành hạ động vật. Vậy bên trong chiếc mai của rùa có chứa gì, hành động khắc tên có ảnh hưởng gì con rùa không?Theo các chuyên gia, chiếc mai rùa cũng giống như xương sườn, xương sống và xương ức của loài người chúng ta. Chính vì điều này mà rùa không thể tự lột mai hay tách rời cái mai của chúng.Bên dưới lớp mai đặc biệt đó chính là một hệ thống cơ quan nội tạng hoàn chỉnh của rùa. Phổi rùa nằm ở đỉnh mai và do xương sườn đã cố định thành mai nên rùa sẽ dựa vào các thớ cơ bên trong mai, để hít thở oxy qua miệng.Hơn thế, mai rùa có cấu tạo gấp lớp cho phép chúng có thể tích trữ và giải phóng hoá chất. Chính nhờ cấu trúc đặc biệt đó đã giúp loài rùa có thể hô hấp mà chẳng cần đến oxy. Rùa thoải mái ngủ đông trong các ao hồ đầy bùn lầy, nơi nguồn oxy rất thiếu thốn.Để có thể sinh tồn, hệ trao đổi chất của chúng buộc phải thay đổi từ hiếu khí sang kỵ khí. Lúc này, rùa sẽ thở bằng lỗ hậu. Tuy nhiên, sản phẩm phụ của quá trình này là acid lactic.Đây chính là lúc cấu trúc gấp lớp của phần mai rùa phát huy công dụng. Chúng sẽ hấp thụ axit lactic và giải phóng bicarbonate để trung hoà với lượng axit đó.Bên cạnh đó, mai rùa còn có nhiều công dụng tuyệt vời khác. Các nhà khoa học vẫn tin rằng lớp mai của loài rùa ban đầu được dùng để đào đất. Sự phát triển sớm nhất của mai rùa vốn để thích nghi với việc đào hầm dưới lòng đất để thoát khỏi môi trường khô cằn khắc nghiệt ở Nam Phi.Qua thời gian phần mai này đã tiến hoá thành lớp áo giáp bảo vệ chúng khỏi những kẻ săn mồi đáng sợ trong tự nhiên. Hầu như rất ít loài vật trên đời có thể phá huỷ mai rùa, trừ một số loài có lực hàm cực khỏe như cá sấu.Mai rùa có dây thần kinh bên trong và cũng là nơi cung cấp máu nên rùa có thể bị chảy máu và cảm thấy đau đớn nếu bị tổn thương. Vì vậy nhiều người lên án hành động của Thủy Tiên vì lo lắng những con rùa này có thể giống như bị ngược đãi.Tuy nhiên, GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh - Chủ tịch Hội động vật học Việt Nam cho biết, mai của rùa rất cứng và dày nên việc khắc lên nếu thực hiện nhẹ nhàng và không tác động quá mạnh, thì không gây ảnh hưởng gì tới sức khỏe của rùa.Mời các bạn xem video: Top 10 Loài Động Vật Sống Lâu Nhất Trái Đất. Nguồn: Yan News
Vừa qua, Thủy Tiên đã trở thành đối tượng bị công kích của cư dân mạng khi mẹ nữ ca sĩ đăng tải hình ảnh chụp những con rùa để thả phóng sinh trên trang cá nhân của mình.
Theo hình ảnh đăng tải, gia đình Thủy Tiên khắc tên trên mai rùa, bao gồm: tên của Công Vinh (CV9), Thuỷ Tiên và bé Gạo. Chính điều này khiến nhiều cho rằng đây là hành động hành hạ động vật. Vậy bên trong chiếc mai của rùa có chứa gì, hành động khắc tên có ảnh hưởng gì con rùa không?
Theo các chuyên gia, chiếc mai rùa cũng giống như xương sườn, xương sống và xương ức của loài người chúng ta. Chính vì điều này mà rùa không thể tự lột mai hay tách rời cái mai của chúng.
Bên dưới lớp mai đặc biệt đó chính là một hệ thống cơ quan nội tạng hoàn chỉnh của rùa. Phổi rùa nằm ở đỉnh mai và do xương sườn đã cố định thành mai nên rùa sẽ dựa vào các thớ cơ bên trong mai, để hít thở oxy qua miệng.
Hơn thế, mai rùa có cấu tạo gấp lớp cho phép chúng có thể tích trữ và giải phóng hoá chất. Chính nhờ cấu trúc đặc biệt đó đã giúp loài rùa có thể hô hấp mà chẳng cần đến oxy. Rùa thoải mái ngủ đông trong các ao hồ đầy bùn lầy, nơi nguồn oxy rất thiếu thốn.
Để có thể sinh tồn, hệ trao đổi chất của chúng buộc phải thay đổi từ hiếu khí sang kỵ khí. Lúc này, rùa sẽ thở bằng lỗ hậu. Tuy nhiên, sản phẩm phụ của quá trình này là acid lactic.
Đây chính là lúc cấu trúc gấp lớp của phần mai rùa phát huy công dụng. Chúng sẽ hấp thụ axit lactic và giải phóng bicarbonate để trung hoà với lượng axit đó.
Bên cạnh đó, mai rùa còn có nhiều công dụng tuyệt vời khác. Các nhà khoa học vẫn tin rằng lớp mai của loài rùa ban đầu được dùng để đào đất. Sự phát triển sớm nhất của mai rùa vốn để thích nghi với việc đào hầm dưới lòng đất để thoát khỏi môi trường khô cằn khắc nghiệt ở Nam Phi.
Qua thời gian phần mai này đã tiến hoá thành lớp áo giáp bảo vệ chúng khỏi những kẻ săn mồi đáng sợ trong tự nhiên. Hầu như rất ít loài vật trên đời có thể phá huỷ mai rùa, trừ một số loài có lực hàm cực khỏe như cá sấu.
Mai rùa có dây thần kinh bên trong và cũng là nơi cung cấp máu nên rùa có thể bị chảy máu và cảm thấy đau đớn nếu bị tổn thương. Vì vậy nhiều người lên án hành động của Thủy Tiên vì lo lắng những con rùa này có thể giống như bị ngược đãi.
Tuy nhiên, GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh - Chủ tịch Hội động vật học Việt Nam cho biết, mai của rùa rất cứng và dày nên việc khắc lên nếu thực hiện nhẹ nhàng và không tác động quá mạnh, thì không gây ảnh hưởng gì tới sức khỏe của rùa.