Crayfish - hay tôm càng (hoặc tôm hùm đất) - là tên gọi chung của hơn 500 loài tôm càng nước ngọt khác nhau. Chúng sinh sản hữu tính - tức là cần làm "chuyện ấy" giữa hai cá thể khác giới tính để duy trì nòi giống.Tuy nhiên, tôm càng cẩm thạch hay có tên gọi là Marmokrebs, là loài giáp xác duy nhất được biết đến có khả năng sinh sản vô tính.Loài sinh vật đột biến này chưa từng tồn tại trên thế giới cách đây 25 năm nhưng đến nay nó trở thành loài tôm nước ngọt xâm lấn nhiều nhất thế giới vì khả năng tự nhân bản đáng nể.Loài tôm xâm hại tự nhân bản lan khắp châu Âu và châu Phi, phá hủy nhiều hệ sinh thái.Tôm càng cẩm thạch nổi lên như một loài xâm lấn cơ thể bắt nguồn từ giữa những năm 1990. Vào thời điểm đó, một người nuôi cá cảnh ở Đức đã mua một con tôm càng lớn mà ông gọi là tôm càng Texas.Sau khi mang về nuôi, ông hốt hoảng khi nhận ra kích thước của nó ngày càng lớn và những mẻ trứng có số lượng khổng lồ mà nó đẻ ra.Sau đó, khi tôm càng cẩm thạch xuất hiện nhiều trong các cửa hàng vật nuôi, những người chơi cá cảnh nhận ra một điều đặc biệt... Tất cả các mẫu tôm càng cẩm thạch đang tồn tại đều là cá thể cái, không cần bạn đời nhưng vẫn đẻ ra được số lượng trứng vô cùng lớn.Đến năm 2003, các nhà khoa học mới xác nhận loài tôm có khả năng tự nhân bản. Và vào thời điểm đó, loài giáp xác không còn chỉ là một loài động vật thủy sinh nữa mà nó đã bắt đầu hành trình 'thống trị thế giới'.Các nhà khoa học mất 15 năm để sắp trình tự bộ gene của tôm càng cẩm thạch. Họ nhận thấy loài vật này tiến hóa từ loài tôm đầm lầy Procambarus fallax trên sông Satilla ở Florida và Georgia, Mỹ.Đột biến là kết quả từ sự ghép đôi của hai con tôm đầm lầy, một con trong số đó có bất thường ở tế bào sinh dục. Tế bào sinh dục bình thường chỉ có một nhiễm sắc thể, nhưng con tôm này có hai chuỗi.Tế bào sinh dục tạo ra một con tôm càng cái hoàn chỉnh không có bất kỳ bất thường hay dị dạng nào, và sau này sinh ra ba con non có cùng nhiễm sắc thể. Chúng trưởng thành, phát triển khả năng đẻ trứng và thụ tinh cùng lúc.Ngoài khả năng nhân bản đáng kinh ngạc, tôm càng cẩm thạch còn rất thích nghi và có thể phát triển mạnh trong môi trường hoang dã. Chúng thậm chí có thể đi bộ hàng trăm mét đến các hồ nước, suối khác, lan rộng ở mức báo động.
Crayfish - hay tôm càng (hoặc tôm hùm đất) - là tên gọi chung của hơn 500 loài tôm càng nước ngọt khác nhau. Chúng sinh sản hữu tính - tức là cần làm "chuyện ấy" giữa hai cá thể khác giới tính để duy trì nòi giống.
Tuy nhiên, tôm càng cẩm thạch hay có tên gọi là Marmokrebs, là loài giáp xác duy nhất được biết đến có khả năng sinh sản vô tính.
Loài sinh vật đột biến này chưa từng tồn tại trên thế giới cách đây 25 năm nhưng đến nay nó trở thành loài tôm nước ngọt xâm lấn nhiều nhất thế giới vì khả năng tự nhân bản đáng nể.
Loài tôm xâm hại tự nhân bản lan khắp châu Âu và châu Phi, phá hủy nhiều hệ sinh thái.
Tôm càng cẩm thạch nổi lên như một loài xâm lấn cơ thể bắt nguồn từ giữa những năm 1990. Vào thời điểm đó, một người nuôi cá cảnh ở Đức đã mua một con tôm càng lớn mà ông gọi là tôm càng Texas.
Sau khi mang về nuôi, ông hốt hoảng khi nhận ra kích thước của nó ngày càng lớn và những mẻ trứng có số lượng khổng lồ mà nó đẻ ra.
Sau đó, khi tôm càng cẩm thạch xuất hiện nhiều trong các cửa hàng vật nuôi, những người chơi cá cảnh nhận ra một điều đặc biệt... Tất cả các mẫu tôm càng cẩm thạch đang tồn tại đều là cá thể cái, không cần bạn đời nhưng vẫn đẻ ra được số lượng trứng vô cùng lớn.
Đến năm 2003, các nhà khoa học mới xác nhận loài tôm có khả năng tự nhân bản. Và vào thời điểm đó, loài giáp xác không còn chỉ là một loài động vật thủy sinh nữa mà nó đã bắt đầu hành trình 'thống trị thế giới'.
Các nhà khoa học mất 15 năm để sắp trình tự bộ gene của tôm càng cẩm thạch. Họ nhận thấy loài vật này tiến hóa từ loài tôm đầm lầy Procambarus fallax trên sông Satilla ở Florida và Georgia, Mỹ.
Đột biến là kết quả từ sự ghép đôi của hai con tôm đầm lầy, một con trong số đó có bất thường ở tế bào sinh dục. Tế bào sinh dục bình thường chỉ có một nhiễm sắc thể, nhưng con tôm này có hai chuỗi.
Tế bào sinh dục tạo ra một con tôm càng cái hoàn chỉnh không có bất kỳ bất thường hay dị dạng nào, và sau này sinh ra ba con non có cùng nhiễm sắc thể. Chúng trưởng thành, phát triển khả năng đẻ trứng và thụ tinh cùng lúc.
Ngoài khả năng nhân bản đáng kinh ngạc, tôm càng cẩm thạch còn rất thích nghi và có thể phát triển mạnh trong môi trường hoang dã. Chúng thậm chí có thể đi bộ hàng trăm mét đến các hồ nước, suối khác, lan rộng ở mức báo động.