Sâu bướm Uraba lugens có tên tiếng Anh là gum-leaf skeletoniser, đây là một loài bướm thuộc họ bướm đêm Nolidae thường được tìm thấy tại Australia và New Zealand.Những con sâu bướm có vẻ ngoài kỳ quặc này được mệnh danh là "Mad Hatterpillar" (theo tên nhân vật Mad Hatter trong truyện cổ tích Alice ở xứ sở thần tiên của tác giả Lewis Carroll) bởi khả năng vô cùng "điên khùng".Nó có khả năng duy trì lớp xương ngoài cơ thể, ngay phía trên hộp sọ. Những cái đầu cũ trong quá trình lột xác bằng một cách nào đó được sắp xếp rất khoa học, cao như một chiếc nón.Do xương ngoài của sâu bướm rất chắc, chúng cần lột bỏ bộ da cũ để phát triển da mới. Uraba Lugens có thể lột xác đến 13 lần, sau đó nhả tơ tạo kén rồi cho cơ thể vào trong trước khi thoát xác thành bướm đêm.Uraba Lugens vẫn giữ cái đầu cũ, xếp chồng lên cái mới bắt đầu từ lần lột xác thứ 4, kích thước lớn hơn cái đầu giữ lại trong lần lột xác trước.Khi lột xác xong, chúng như một con vật có nhiều đầu, nhưng thực chất chỉ có cái đầu dưới cùng là hoạt động.Không chỉ có tác dụng khoe mẽ, biểu hiện sức mạnh, chiếc vương miện làm từ đầu lâu của sâu bướm Uraba lugens có có tác dụng như một vũ khí lợi hại, giúp chúng đe dọa, chiến đấu với kẻ thù.Ví dụ, nếu đang ăn lá bạch đàn rồi bị chim hay thằn lằn tấn công, Uraba lugens chỉ bị ăn phần nón gồm những cái đầu giả, vừa bảo toàn tính mạng vừa có thời gian thoát thân.Theo một nghiên cứu, chiếc vương miện đầu lâu của loài sâu bướm Uraba Lugens này giúp tăng gấp đôi khả năng sống sót của chúng khi đối mặt với những kẻ thù tự nhiên.Sâu bướm Uraba lugens bị đánh giá là loài gây hại, chúng ăn lá, nhai nát những búp cây non, khiến cây không thể phát triển và chết dần. Đó là lí do khiến chúng trở thành kẻ thù của nông dân tại Australia và New Zealand. Theo CNET, chúng thường gặm nhấm, phá hoại các khu rừng tự nhiên có cây bạch đàn và một số loài cây khác.Trong ảnh, sâu bướm Uraba Lugens có 5 cái đầu, trong đó 4 cái phía trên được lưu giữ sau những lần thoát xác vô cùng kỳ lạ và độc đáo. Mời các bạn xem video: Top 10 loài động vật sống lâu nhất thế giới. Nguồn: Yan News
Sâu bướm Uraba lugens có tên tiếng Anh là gum-leaf skeletoniser, đây là một loài bướm thuộc họ bướm đêm Nolidae thường được tìm thấy tại Australia và New Zealand.
Những con sâu bướm có vẻ ngoài kỳ quặc này được mệnh danh là "Mad Hatterpillar" (theo tên nhân vật Mad Hatter trong truyện cổ tích Alice ở xứ sở thần tiên của tác giả Lewis Carroll) bởi khả năng vô cùng "điên khùng".
Nó có khả năng duy trì lớp xương ngoài cơ thể, ngay phía trên hộp sọ. Những cái đầu cũ trong quá trình lột xác bằng một cách nào đó được sắp xếp rất khoa học, cao như một chiếc nón.
Do xương ngoài của sâu bướm rất chắc, chúng cần lột bỏ bộ da cũ để phát triển da mới. Uraba Lugens có thể lột xác đến 13 lần, sau đó nhả tơ tạo kén rồi cho cơ thể vào trong trước khi thoát xác thành bướm đêm.
Uraba Lugens vẫn giữ cái đầu cũ, xếp chồng lên cái mới bắt đầu từ lần lột xác thứ 4, kích thước lớn hơn cái đầu giữ lại trong lần lột xác trước.
Khi lột xác xong, chúng như một con vật có nhiều đầu, nhưng thực chất chỉ có cái đầu dưới cùng là hoạt động.
Không chỉ có tác dụng khoe mẽ, biểu hiện sức mạnh, chiếc vương miện làm từ đầu lâu của sâu bướm Uraba lugens có có tác dụng như một vũ khí lợi hại, giúp chúng đe dọa, chiến đấu với kẻ thù.
Ví dụ, nếu đang ăn lá bạch đàn rồi bị chim hay thằn lằn tấn công, Uraba lugens chỉ bị ăn phần nón gồm những cái đầu giả, vừa bảo toàn tính mạng vừa có thời gian thoát thân.
Theo một nghiên cứu, chiếc vương miện đầu lâu của loài sâu bướm Uraba Lugens này giúp tăng gấp đôi khả năng sống sót của chúng khi đối mặt với những kẻ thù tự nhiên.
Sâu bướm Uraba lugens bị đánh giá là loài gây hại, chúng ăn lá, nhai nát những búp cây non, khiến cây không thể phát triển và chết dần. Đó là lí do khiến chúng trở thành kẻ thù của nông dân tại Australia và New Zealand.
Theo CNET, chúng thường gặm nhấm, phá hoại các khu rừng tự nhiên có cây bạch đàn và một số loài cây khác.
Trong ảnh, sâu bướm Uraba Lugens có 5 cái đầu, trong đó 4 cái phía trên được lưu giữ sau những lần thoát xác vô cùng kỳ lạ và độc đáo.
Mời các bạn xem video: Top 10 loài động vật sống lâu nhất thế giới. Nguồn: Yan News