Rùa sông Mary (Elusor macrurus) được đặt tên theo con sông cùng tên ở Queensland, Australia, cũng là nơi duy nhất tìm thấy chúng trên Trái đất.Thực chất, những chỏm màu xanh trên đầu rùa không phải là tóc của chúng mà là rêu lâu ngày bám vào. Tuy vậy, tạo nên đặc điểm nhận dạng vô cùng khác biệt cho loài rùa này.Ngoài những chỏm xanh bám trên đầu và người, rùa sông Mary còn có những đặc điểm dễ nhận biết như những cái râu thịt ngắn dưới cằm hay lỗ mũi to.Rùa sông Mary khi trưởng thành có thể dài khoảng 40cm, và một điều kỳ lạ là có thể thở qua bộ phận sinh dục.Cơ quan giống mang bên trong lỗ huyệt, bộ phận dùng để bài tiết và giao phối ở bò sát, cho phép rùa sông Mary ở dưới nước trong thời gian lên tới ba ngày.Bản thân rùa sông Mary cũng có nguồn gốc rất cổ xưa, thậm chí là cổ nhất Trái đất. Được biết, chúng tách ra từ các chủng rùa hiện đại từ khoảng 40 triệu năm trước, và tồn tại cho đến ngày nay.Chúng có cái đuôi rất dài - thậm chí có thể tới 70% chiều dài của mai. Bên dưới cằm chúng còn có 2 cái mấu như ngón tay mọc ra, với vai trò giúp chúng cảm nhận làn nước xung quanh.Số phận của rùa sông Mary cũng "độc" như vẻ ngoài của chúng vậy. Trong khoảng thập kỷ 60 - 70, chúng là những con thú nuôi thực sự được ưa chuộng.Ở giai đoạn này, mỗi năm có tới 15.000 rùa con được chuyển đến các hàng bán thú nuôi trên toàn Australia. Con người cướp tổ của chúng ngay trong môi trường tự nhiên. Và rồi chúng ta đã đẩy rùa sông Mary đến bờ vực tuyệt chủng.Rùa sông Mary xếp thứ 30 trong danh sách Động vật nguy cấp trên toàn cầu và đặc trưng tiến hóa của ZSL đối với bò sát. Danh sách được xếp loại theo động vật lưỡng cư, chim, san hô và động vật có vú, giúp định hướng công tác bảo tồn cho 100 loài có nguy cơ cao nhất.Đến nay, ước tính chỉ còn hơn 100 con rùa này còn tồn tại trên thế giới ."Bò sát ít được chú ý bảo tồn hơn so với chim và động vật có vú. Tuy nhiên, danh sách bò sát nguy cấp chỉ ra những sinh vật này thực sự độc đáo, thú vị và dễ tổn thương tới mức nào", Rikki Gumbs, điều phối viên của ZSL, cho biết.Mời các bạn xem video: Top 10 loài động vật sống lâu nhất Trái đất. Nguồn: Yan News
Rùa sông Mary (Elusor macrurus) được đặt tên theo con sông cùng tên ở Queensland, Australia, cũng là nơi duy nhất tìm thấy chúng trên Trái đất.
Thực chất, những chỏm màu xanh trên đầu rùa không phải là tóc của chúng mà là rêu lâu ngày bám vào. Tuy vậy, tạo nên đặc điểm nhận dạng vô cùng khác biệt cho loài rùa này.
Ngoài những chỏm xanh bám trên đầu và người, rùa sông Mary còn có những đặc điểm dễ nhận biết như những cái râu thịt ngắn dưới cằm hay lỗ mũi to.
Rùa sông Mary khi trưởng thành có thể dài khoảng 40cm, và một điều kỳ lạ là có thể thở qua bộ phận sinh dục.
Cơ quan giống mang bên trong lỗ huyệt, bộ phận dùng để bài tiết và giao phối ở bò sát, cho phép rùa sông Mary ở dưới nước trong thời gian lên tới ba ngày.
Bản thân rùa sông Mary cũng có nguồn gốc rất cổ xưa, thậm chí là cổ nhất Trái đất. Được biết, chúng tách ra từ các chủng rùa hiện đại từ khoảng 40 triệu năm trước, và tồn tại cho đến ngày nay.
Chúng có cái đuôi rất dài - thậm chí có thể tới 70% chiều dài của mai. Bên dưới cằm chúng còn có 2 cái mấu như ngón tay mọc ra, với vai trò giúp chúng cảm nhận làn nước xung quanh.
Số phận của rùa sông Mary cũng "độc" như vẻ ngoài của chúng vậy. Trong khoảng thập kỷ 60 - 70, chúng là những con thú nuôi thực sự được ưa chuộng.
Ở giai đoạn này, mỗi năm có tới 15.000 rùa con được chuyển đến các hàng bán thú nuôi trên toàn Australia. Con người cướp tổ của chúng ngay trong môi trường tự nhiên. Và rồi chúng ta đã đẩy rùa sông Mary đến bờ vực tuyệt chủng.
Rùa sông Mary xếp thứ 30 trong danh sách Động vật nguy cấp trên toàn cầu và đặc trưng tiến hóa của ZSL đối với bò sát. Danh sách được xếp loại theo động vật lưỡng cư, chim, san hô và động vật có vú, giúp định hướng công tác bảo tồn cho 100 loài có nguy cơ cao nhất.
Đến nay, ước tính chỉ còn hơn 100 con rùa này còn tồn tại trên thế giới .
"Bò sát ít được chú ý bảo tồn hơn so với chim và động vật có vú. Tuy nhiên, danh sách bò sát nguy cấp chỉ ra những sinh vật này thực sự độc đáo, thú vị và dễ tổn thương tới mức nào", Rikki Gumbs, điều phối viên của ZSL, cho biết.
Mời các bạn xem video: Top 10 loài động vật sống lâu nhất Trái đất. Nguồn: Yan News