Trên Trái Đất có một loài động vật được trang bị áo giáp kim loại mà không cần phải chế tạo như con người, đó là ốc sên chân vảy (tên khoa học: Chrysomallon squamiferum). Chúng còn được biết tới với những cái tên khác như ốc sên chân giáp, ốc sên thủy nhiệt.Chúng là loài động vật duy nhất trên Trái Đất đã tiến hóa để có thể kết hợp sắt với lớp áo giáp exoskeleton bảo vệ bên ngoài cơ thể. Lớp áo giáp ốc sên chân vảy có thành phần chủ yếu là canxi và sunfua sắt, khiến cho vẻ ngoài của chúng lúc nào cũng có ánh kim loại.Những con ốc sên chân vảy thường sinh sống ở môi trường suối nước nóng dưới biển sâu với áp suất nước, nhiệt, độ axit cao và hàm lượng oxy rất thấp. Chúng lần đầu tiên được phát hiện ở một sườn núi giữa Ấn Độ Dương và sau đó liên tục được tìm thấy ở khi vực Solitaire và Longqi.Tuy sinh sống ở môi trường như vậy, nhưng ngày nay loài động vật này cũng phải đứng trước nguy cơ tuyệt chủng và được đưa vào danh sách các loài động vật đang bị đe dọa.Bí ẩn về loài ốc sên sống trên miệng núi lửa và lớp vỏ sắt của nó đã được các nhà khoa học làm sáng tỏ sau khi một nhóm các nhà nghiên cứu của ĐH Khoa học và Kỹ thuật Hong Kong (HKUST) lần đầu tiên giải mã được bộ gene của loài ốc sên chân vảy này.Loài ốc này có thể chịu đựng nhiệt độ khắc nghiệt, áp suất cao, axit mạnh và ít oxy hóa. Các nhà khoa học hy vọng rằng việc nghiên cứu nó sẽ tiết lộ những bí mật về sự phát triển ban đầu của sự sống cũng như mở ra "tiềm năng to lớn" đối với y học và các ứng dụng khác.Một trong những khám phá đáng chú ý của các nhà khoa học là họ đã tìm ra manh mối di truyền của “bộ áo giáp” khi so sánh 2 quần thể: 1 ở môi trường giàu chất sắt và một ở môi trường nghèo chất sắt.Các nhà khoa học tin rằng khả năng chịu đựng này đã giúp ốc sên sống sót khi sắt trong môi trường phản ứng với chất lưu huỳnh trên vỏ ốc, tạo ra lưu huỳnh sắt. Do điều này có thể xảy ra ở nhiệt độ thấp hơn nên nghiên cứu có thể ứng dụng và các ngành công nghiệp.Một điểm thú vị nữa của nghiên cứu là các nhà khoa học rất ngạc nhiên khi không tìm thấy gene riêng biệt nào của loài này mặc dù chúng là độc nhất trong các loài thân mềm. Nghiên cứu này cũng sẽ góp phần làm sáng tỏ sự sống qua các thời kỳ địa chất trước đây.Bên cạnh đó, các nhà khoa học cũng khám phá ra lý do tại sao chúng lại tiến hóa để có một lớp áo giáp kết hợp với sắt, kim loại ở bên ngoài cơ thể. Về bản chất có liên quan tới 25 yếu tố phiên mã (một loại protein quan trọng điều chỉnh nhiều mức độ biểu hiện gen hạ lưu).Loại protein này cũng góp phần vào việc hình thành các phần cứng độc đáo của các loài nhuyễn thể khác, chẳng hạn như mai rùa, miệng của loài mực hay tương tự như vỏ của loài ốc anh vũ.Nhưng trên thực tế cho tới nay, việc tại sao chúng lại có được bộ giáp như vậy và bộ giáp của chúng được hình thành như thế nào vẫn còn là một câu hỏi chưa có lời giải đáp.Mời các bạn xem video: Top 10 loài động vật sống lâu nhất hành tinh. Nguồn: Yan News
Trên Trái Đất có một loài động vật được trang bị áo giáp kim loại mà không cần phải chế tạo như con người, đó là ốc sên chân vảy (tên khoa học: Chrysomallon squamiferum). Chúng còn được biết tới với những cái tên khác như ốc sên chân giáp, ốc sên thủy nhiệt.
Chúng là loài động vật duy nhất trên Trái Đất đã tiến hóa để có thể kết hợp sắt với lớp áo giáp exoskeleton bảo vệ bên ngoài cơ thể. Lớp áo giáp ốc sên chân vảy có thành phần chủ yếu là canxi và sunfua sắt, khiến cho vẻ ngoài của chúng lúc nào cũng có ánh kim loại.
Những con ốc sên chân vảy thường sinh sống ở môi trường suối nước nóng dưới biển sâu với áp suất nước, nhiệt, độ axit cao và hàm lượng oxy rất thấp. Chúng lần đầu tiên được phát hiện ở một sườn núi giữa Ấn Độ Dương và sau đó liên tục được tìm thấy ở khi vực Solitaire và Longqi.
Tuy sinh sống ở môi trường như vậy, nhưng ngày nay loài động vật này cũng phải đứng trước nguy cơ tuyệt chủng và được đưa vào danh sách các loài động vật đang bị đe dọa.
Bí ẩn về loài ốc sên sống trên miệng núi lửa và lớp vỏ sắt của nó đã được các nhà khoa học làm sáng tỏ sau khi một nhóm các nhà nghiên cứu của ĐH Khoa học và Kỹ thuật Hong Kong (HKUST) lần đầu tiên giải mã được bộ gene của loài ốc sên chân vảy này.
Loài ốc này có thể chịu đựng nhiệt độ khắc nghiệt, áp suất cao, axit mạnh và ít oxy hóa. Các nhà khoa học hy vọng rằng việc nghiên cứu nó sẽ tiết lộ những bí mật về sự phát triển ban đầu của sự sống cũng như mở ra "tiềm năng to lớn" đối với y học và các ứng dụng khác.
Một trong những khám phá đáng chú ý của các nhà khoa học là họ đã tìm ra manh mối di truyền của “bộ áo giáp” khi so sánh 2 quần thể: 1 ở môi trường giàu chất sắt và một ở môi trường nghèo chất sắt.
Các nhà khoa học tin rằng khả năng chịu đựng này đã giúp ốc sên sống sót khi sắt trong môi trường phản ứng với chất lưu huỳnh trên vỏ ốc, tạo ra lưu huỳnh sắt. Do điều này có thể xảy ra ở nhiệt độ thấp hơn nên nghiên cứu có thể ứng dụng và các ngành công nghiệp.
Một điểm thú vị nữa của nghiên cứu là các nhà khoa học rất ngạc nhiên khi không tìm thấy gene riêng biệt nào của loài này mặc dù chúng là độc nhất trong các loài thân mềm. Nghiên cứu này cũng sẽ góp phần làm sáng tỏ sự sống qua các thời kỳ địa chất trước đây.
Bên cạnh đó, các nhà khoa học cũng khám phá ra lý do tại sao chúng lại tiến hóa để có một lớp áo giáp kết hợp với sắt, kim loại ở bên ngoài cơ thể. Về bản chất có liên quan tới 25 yếu tố phiên mã (một loại protein quan trọng điều chỉnh nhiều mức độ biểu hiện gen hạ lưu).
Loại protein này cũng góp phần vào việc hình thành các phần cứng độc đáo của các loài nhuyễn thể khác, chẳng hạn như mai rùa, miệng của loài mực hay tương tự như vỏ của loài ốc anh vũ.
Nhưng trên thực tế cho tới nay, việc tại sao chúng lại có được bộ giáp như vậy và bộ giáp của chúng được hình thành như thế nào vẫn còn là một câu hỏi chưa có lời giải đáp.
Mời các bạn xem video: Top 10 loài động vật sống lâu nhất hành tinh. Nguồn: Yan News