Kỳ giông Mexico (tên tiếng Anh: axolotl) là loài sinh vật đặc hữu của Mexico đang được giới khoa học coi là "báu vật" của phòng thí nghiệm vì khả năng thần kỳ đến khó tin của mình.Tuy được gọi là "kỳ giông" và cũng có vẻ ngoài tương đối giống bò sát, nhưng chúng thực sự lại là một loài động vật lưỡng cư. Đến mùa sinh sản, kỳ giông Mexico không lên bờ như "bà con" của nó mà vẫn ở dưới nước.Loài kỳ giông này còn có điểm khác thường so với những loài lưỡng cư khác là không trải qua quá trình lột xác, thay đổi hình dạng. Chúng có vẻ ngoài màu hồng nhạt, vàng hoặc xám, đen. Cơ thể nhiều đốm với khuôn mặt như đang mỉm cười.Khi trưởng thành, một con kỳ giông có thể dài tới 30,5cm và nặng 3,6kg. Những con vật này có thể hô hấp cả bằng mang hay bằng phổi. Chân tay của chúng kém phát triển hơn nhiều so với kích thước cơ thể.Nhưng điều khiến chúng trở nên đặc biệt nhất là khả năng tự chữa lành vết thương kỳ giông Mexico. Khi đứt lìa chi, nó sẽ mọc lại được mà không để lại sẹo, thậm chí bị nhiều lần như thế mà vẫn không ảnh hưởng gì đến đời sống.Nhà nghiên cứu Randal Randal Voss, Đại học Kentucky, Mỹ, cho rằng: "Thật khó để tìm ra những thứ mà chúng không thể tái tạo: Từ tay chân, đuôi, tủy sống, mắt, thậm chí là võng mạc ở một số loài. Chúng tôi còn thấy được quá trình tái tạo một nửa bộ não của chúng".Khả năng tái tạo của kỳ giông Mexico hoàn toàn không thể có ở động vật có vú, bao gồm con người. Bởi vì, nếu các loài thú bị thương thì đại thực bào – một loại tế bào miễn dịch – sẽ "ăn" lấy tế bào chết và để lại sẹo ngay.Với kỳ giông Mexico thì ngược lại. Khi bị đứt chi, một nhóm tế bào có tên blastema (tế bào gốc đa chức năng) sẽ bao phủ lấy vết thương, chữa lành và tái tạo. Cũng nhờ nhóm tế bào blastema mà kỳ giông còn có thể tái tạo một phần quả tim tổn thương.Mới đây, trong bài báo được công bố trên Kỷ yếu của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Mỹ (PNAS) do nhóm tác giả tại Trung tâm Sinh học Vienna, Viện Bệnh học Phân tử BioCenter, Áo chủ trì đã có cái nhìn rõ ràng hơn về bộ gene của loài kỳ giông này ở quy mô nhiễm sắc thể, dưới dạng gấp.Nghiên cứu của nhóm tác giả tại Viện Bệnh học Phân tử BioCenter rất quan trọng bởi nhờ đó sẽ trả lời được câu hỏi liệu cơ chế tái sinh ở kỳ giông Mexico có kích hoạt được trên người hay không. Sau công trình tái tạo toàn bộ gene ở dạng nếp gấp của loài kỳ giông này, nhóm tác giả đặt kỳ vọng sẽ mô phỏng nó dưới dạng 3D trong tương lai.Trước nghiên cứu của Giáo sư Parker Flowers và cộng sự, cuối tháng 11/2018, nhóm tác giả tại Đại học Kentucky, Mỹ, đã công bố công trình mô phỏng gần như hoàn chỉnh nhất ADN của kỳ giông Mexico. Nghiên cứu này được đánh giá là mở đường cho những tiến bộ trong y học tái tạo của loài người.Nhóm nghiên cứu cũng hy vọng việc tìm hiểu bộ gen sau khi giải mã của kỳ giông Mexico sẽ giúp ích cho công tác trị liệu con người, những tiềm năng có thể chưa được khai thác hết của từng bộ phận trên cơ thể trong tương lai.Mời các bạn xem video: Top 10 loài động vật sống lâu nhất Trái đất. Nguồn: Yan News
Kỳ giông Mexico (tên tiếng Anh: axolotl) là loài sinh vật đặc hữu của Mexico đang được giới khoa học coi là "báu vật" của phòng thí nghiệm vì khả năng thần kỳ đến khó tin của mình.
Tuy được gọi là "kỳ giông" và cũng có vẻ ngoài tương đối giống bò sát, nhưng chúng thực sự lại là một loài động vật lưỡng cư. Đến mùa sinh sản, kỳ giông Mexico không lên bờ như "bà con" của nó mà vẫn ở dưới nước.
Loài kỳ giông này còn có điểm khác thường so với những loài lưỡng cư khác là không trải qua quá trình lột xác, thay đổi hình dạng. Chúng có vẻ ngoài màu hồng nhạt, vàng hoặc xám, đen. Cơ thể nhiều đốm với khuôn mặt như đang mỉm cười.
Khi trưởng thành, một con kỳ giông có thể dài tới 30,5cm và nặng 3,6kg. Những con vật này có thể hô hấp cả bằng mang hay bằng phổi. Chân tay của chúng kém phát triển hơn nhiều so với kích thước cơ thể.
Nhưng điều khiến chúng trở nên đặc biệt nhất là khả năng tự chữa lành vết thương kỳ giông Mexico. Khi đứt lìa chi, nó sẽ mọc lại được mà không để lại sẹo, thậm chí bị nhiều lần như thế mà vẫn không ảnh hưởng gì đến đời sống.
Nhà nghiên cứu Randal Randal Voss, Đại học Kentucky, Mỹ, cho rằng: "Thật khó để tìm ra những thứ mà chúng không thể tái tạo: Từ tay chân, đuôi, tủy sống, mắt, thậm chí là võng mạc ở một số loài. Chúng tôi còn thấy được quá trình tái tạo một nửa bộ não của chúng".
Khả năng tái tạo của kỳ giông Mexico hoàn toàn không thể có ở động vật có vú, bao gồm con người. Bởi vì, nếu các loài thú bị thương thì đại thực bào – một loại tế bào miễn dịch – sẽ "ăn" lấy tế bào chết và để lại sẹo ngay.
Với kỳ giông Mexico thì ngược lại. Khi bị đứt chi, một nhóm tế bào có tên blastema (tế bào gốc đa chức năng) sẽ bao phủ lấy vết thương, chữa lành và tái tạo. Cũng nhờ nhóm tế bào blastema mà kỳ giông còn có thể tái tạo một phần quả tim tổn thương.
Mới đây, trong bài báo được công bố trên Kỷ yếu của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Mỹ (PNAS) do nhóm tác giả tại Trung tâm Sinh học Vienna, Viện Bệnh học Phân tử BioCenter, Áo chủ trì đã có cái nhìn rõ ràng hơn về bộ gene của loài kỳ giông này ở quy mô nhiễm sắc thể, dưới dạng gấp.
Nghiên cứu của nhóm tác giả tại Viện Bệnh học Phân tử BioCenter rất quan trọng bởi nhờ đó sẽ trả lời được câu hỏi liệu cơ chế tái sinh ở kỳ giông Mexico có kích hoạt được trên người hay không. Sau công trình tái tạo toàn bộ gene ở dạng nếp gấp của loài kỳ giông này, nhóm tác giả đặt kỳ vọng sẽ mô phỏng nó dưới dạng 3D trong tương lai.
Trước nghiên cứu của Giáo sư Parker Flowers và cộng sự, cuối tháng 11/2018, nhóm tác giả tại Đại học Kentucky, Mỹ, đã công bố công trình mô phỏng gần như hoàn chỉnh nhất ADN của kỳ giông Mexico. Nghiên cứu này được đánh giá là mở đường cho những tiến bộ trong y học tái tạo của loài người.
Nhóm nghiên cứu cũng hy vọng việc tìm hiểu bộ gen sau khi giải mã của kỳ giông Mexico sẽ giúp ích cho công tác trị liệu con người, những tiềm năng có thể chưa được khai thác hết của từng bộ phận trên cơ thể trong tương lai.
Mời các bạn xem video: Top 10 loài động vật sống lâu nhất Trái đất. Nguồn: Yan News