Theo Viện Hải dương học Nha Trang, cua mặt quỷ là động vật dễ tìm thấy ở Việt Nam. Nó có phần vỏ ngực rộng nhất khoảng gần 90 mm, dài khoảng 55 mm, kích thước nhỏ gọn trong lòng bàn tay. Trên mai của có nhiều u lồi dẹt ở ngoài vỏ và màu sắc sặc sỡ, đặc trưng bởi các đốm nâu trên nền nhạt, không giống các loài cua biển thực phẩm.Cua mặt quỷ có tên tiếng Anh là Zosimus aeneus, sinh sống tại các rặng san hô từ khu vực Nam Phi đến đảo Hawaii. Tại Việt Nam, cua mặt quỷ sống ở vùng biển từ Đà Nẵng đến Bà Rịa - Vũng Tàu.Theo bác sĩ Dương Thiện Phước, Trưởng khoa Hồi sức Tích cực, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ, cua mặt quỷ chứa các chất độc Saxitonin, Neurotoxin và Tetrodotoxin, tương tự như chất độc có trong cá nóc. Các chất này gây tê liệt hệ thần kinh, ức chế hô hấp; có thể gây tử vong trong thời gian ngắn sau khi ăn, dù chỉ một lượng rất nhỏ.Bác sĩ Phước cho hay chất độc của cua mặt quỷ hình thành do nguồn thức ăn chính là các loại tảo trong rạn san hô. Sau đó, độc tố tích tụ chủ yếu trong thịt, trứng và nhiều nhất là trong thịt càng và chân.Bác sĩ Phước tiết lộ chỉ cần ăn 0,5 gram thịt cua mặt quỷ, một người trưởng thành có thể tử vong. Các chất độc đều được cơ thể hấp thu nhanh chóng qua đường tiêu hóa trong vòng 5-15 phút sau khi ăn, nồng độ đỉnh đạt sau 20 phút và thải hầu hết qua nước tiểu.Triệu chứng hay gặp nhất của ngộ độc cua mặt quỷ là các dấu hiệu của hệ thần kinh như tay chân tê cứng, tê lưỡi, buồn nôn. Người bị ngộ độc sẽ nhanh chóng diễn biến thành các triệu chứng toàn thân nặng dần, liệt cơ hô hấp gây suy hô hấp và tử vong.Theo bác sĩ Phước, chất độc Saxitonin trong cua mặt quỷ vẫn chưa có thuốc giải. Người trúng độc nếu không được cấp cứu kịp thời, nguy cơ tử vong rất cao.
Theo Viện Hải dương học Nha Trang, cua mặt quỷ là động vật dễ tìm thấy ở Việt Nam. Nó có phần vỏ ngực rộng nhất khoảng gần 90 mm, dài khoảng 55 mm, kích thước nhỏ gọn trong lòng bàn tay. Trên mai của có nhiều u lồi dẹt ở ngoài vỏ và màu sắc sặc sỡ, đặc trưng bởi các đốm nâu trên nền nhạt, không giống các loài cua biển thực phẩm.
Cua mặt quỷ có tên tiếng Anh là Zosimus aeneus, sinh sống tại các rặng san hô từ khu vực Nam Phi đến đảo Hawaii. Tại Việt Nam, cua mặt quỷ sống ở vùng biển từ Đà Nẵng đến Bà Rịa - Vũng Tàu.
Theo bác sĩ Dương Thiện Phước, Trưởng khoa Hồi sức Tích cực, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ, cua mặt quỷ chứa các chất độc Saxitonin, Neurotoxin và Tetrodotoxin, tương tự như chất độc có trong cá nóc. Các chất này gây tê liệt hệ thần kinh, ức chế hô hấp; có thể gây tử vong trong thời gian ngắn sau khi ăn, dù chỉ một lượng rất nhỏ.
Bác sĩ Phước cho hay chất độc của cua mặt quỷ hình thành do nguồn thức ăn chính là các loại tảo trong rạn san hô. Sau đó, độc tố tích tụ chủ yếu trong thịt, trứng và nhiều nhất là trong thịt càng và chân.
Bác sĩ Phước tiết lộ chỉ cần ăn 0,5 gram thịt cua mặt quỷ, một người trưởng thành có thể tử vong. Các chất độc đều được cơ thể hấp thu nhanh chóng qua đường tiêu hóa trong vòng 5-15 phút sau khi ăn, nồng độ đỉnh đạt sau 20 phút và thải hầu hết qua nước tiểu.
Triệu chứng hay gặp nhất của ngộ độc cua mặt quỷ là các dấu hiệu của hệ thần kinh như tay chân tê cứng, tê lưỡi, buồn nôn. Người bị ngộ độc sẽ nhanh chóng diễn biến thành các triệu chứng toàn thân nặng dần, liệt cơ hô hấp gây suy hô hấp và tử vong.
Theo bác sĩ Phước, chất độc Saxitonin trong cua mặt quỷ vẫn chưa có thuốc giải. Người trúng độc nếu không được cấp cứu kịp thời, nguy cơ tử vong rất cao.