Cầy thảo nguyên còn gọi là sóc đồng cỏ. Chúng có pháp danh khoa học là Cynomys. Cầy thảo nguyên thuộc họ hàng nhà sóc, là động vật có vú và có liên quan chặt chẽ đến sóc đất.Chúng có lông màu vàng nhạt tựa như loài chó nhà của Việt Nam, lông mặt và ngực có màu sáng hơn. Với thân hình dài, đôi tai nhỏ xíu, chiếc mõm ngắn, chân trước nhỏ, chúng thường thường xuyên co hai chân trước lại và đứng bằng hai chân sau như con người.Cầy thảo nguyên thường sống trong những hố, hang tại những đồng cỏ khô. Chúng thường bảo vệ "ngôi nhà" của mình bằng rất nhiều rác và đó cũng là chỗ chúng dùng để ngắm nhìn thế giới xung quanh.Món ăn yêu thích của cầy thảo nguyên là các củ, quả và cỏ dại. Cũng có khi chúng ăn bọ cánh cứng và những loại côn trùng khác. Trọng lượng của cầy thảo nguyên thường thay đổi thay mùa, vào mùa thu lớp mỡ trên bề mặt da được tích dầy lên, giúp làm ấm cơ thể cho mùa đông sắp đến.Cầy thảo nguyên là loài vô cùng thông minh. Chúng sinh sống theo bầy đàn đông, thường lên tới hàng trăm con và chia thành các nhóm, đàn khác nhau. Hành vi của chúng không khác gì con người.Hành vi ôm hôn ở cầy thảo nguyên diễn ra khá thường xuyên. Cứ mỗi khi chúng gặp nhau, dù là vô tình hay cố ý chạm mặt, chúng đều sẽ thực hiện “nghi thức” ôm hôn ấy, với mục đích chính là nhận dạng xem liệu đối phương có phải thành viên cùng đàn với mình hay không.Cách “hôn” thông thường của cầy thảo nguyên sẽ là chạm mũi, môi và “khóa răng” lại với nhau, hoặc thỉnh thoảng chỉ là những cái hôn lên má. Đôi khi chúng còn hôn kiểu Pháp nữa.Hành vi ôm hôn này của cầy thảo nguyên được đánh giá tương tự như việc bắt tay, ôm hôn chào hỏi xã giao như ở loài người vậy.Cầy thảo nguyên thường sinh sản vào tháng 2 – 3 hàng năm. Mỗi năm chúng chỉ sinh nở một lứa và sau một tháng mang thai, con cái sẽ cho ra đời 3 – 4 con non.Tuy có bộ dạng hết sức đáng yêu, song cầy thảo nguyên lại vô cùng dữ dằn trong mùa sinh nở. Các mẹ cầy thường bỏ con mình tìm sang "nhà" khác để cắn chết con non của đồng loại. Chính vì vậy mà các bà mẹ cầy thường canh giữ "ngôi nhà" của mình rất cẩn mật để chống sự xâm nhập của kẻ thù.Tiến sĩ Con Slobodchikoff, người Mỹ, đã đưa ra một kết luận kinh ngạc rằng, chúng có khả năng mô tả như con người.Chúng đã dùng một chuỗi ngôn ngữ phức tạp để miêu tả tỉ mỉ hình dáng, béo, gầy, màu sắc áo, quần con người mà chúng nhìn thấy tới đồng loại.Mời các bạn xem video: Top 10 Loài Động Vật Sống Lâu Nhất Trái Đất. Nguồn: Yan News
Cầy thảo nguyên còn gọi là sóc đồng cỏ. Chúng có pháp danh khoa học là Cynomys. Cầy thảo nguyên thuộc họ hàng nhà sóc, là động vật có vú và có liên quan chặt chẽ đến sóc đất.
Chúng có lông màu vàng nhạt tựa như loài chó nhà của Việt Nam, lông mặt và ngực có màu sáng hơn. Với thân hình dài, đôi tai nhỏ xíu, chiếc mõm ngắn, chân trước nhỏ, chúng thường thường xuyên co hai chân trước lại và đứng bằng hai chân sau như con người.
Cầy thảo nguyên thường sống trong những hố, hang tại những đồng cỏ khô. Chúng thường bảo vệ "ngôi nhà" của mình bằng rất nhiều rác và đó cũng là chỗ chúng dùng để ngắm nhìn thế giới xung quanh.
Món ăn yêu thích của cầy thảo nguyên là các củ, quả và cỏ dại. Cũng có khi chúng ăn bọ cánh cứng và những loại côn trùng khác. Trọng lượng của cầy thảo nguyên thường thay đổi thay mùa, vào mùa thu lớp mỡ trên bề mặt da được tích dầy lên, giúp làm ấm cơ thể cho mùa đông sắp đến.
Cầy thảo nguyên là loài vô cùng thông minh. Chúng sinh sống theo bầy đàn đông, thường lên tới hàng trăm con và chia thành các nhóm, đàn khác nhau. Hành vi của chúng không khác gì con người.
Hành vi ôm hôn ở cầy thảo nguyên diễn ra khá thường xuyên. Cứ mỗi khi chúng gặp nhau, dù là vô tình hay cố ý chạm mặt, chúng đều sẽ thực hiện “nghi thức” ôm hôn ấy, với mục đích chính là nhận dạng xem liệu đối phương có phải thành viên cùng đàn với mình hay không.
Cách “hôn” thông thường của cầy thảo nguyên sẽ là chạm mũi, môi và “khóa răng” lại với nhau, hoặc thỉnh thoảng chỉ là những cái hôn lên má. Đôi khi chúng còn hôn kiểu Pháp nữa.
Hành vi ôm hôn này của cầy thảo nguyên được đánh giá tương tự như việc bắt tay, ôm hôn chào hỏi xã giao như ở loài người vậy.
Cầy thảo nguyên thường sinh sản vào tháng 2 – 3 hàng năm. Mỗi năm chúng chỉ sinh nở một lứa và sau một tháng mang thai, con cái sẽ cho ra đời 3 – 4 con non.
Tuy có bộ dạng hết sức đáng yêu, song cầy thảo nguyên lại vô cùng dữ dằn trong mùa sinh nở. Các mẹ cầy thường bỏ con mình tìm sang "nhà" khác để cắn chết con non của đồng loại. Chính vì vậy mà các bà mẹ cầy thường canh giữ "ngôi nhà" của mình rất cẩn mật để chống sự xâm nhập của kẻ thù.
Tiến sĩ Con Slobodchikoff, người Mỹ, đã đưa ra một kết luận kinh ngạc rằng, chúng có khả năng mô tả như con người.
Chúng đã dùng một chuỗi ngôn ngữ phức tạp để miêu tả tỉ mỉ hình dáng, béo, gầy, màu sắc áo, quần con người mà chúng nhìn thấy tới đồng loại.