Loài cá Labropsis australis, hay còn được gọi với cái tên là cá môi nhầy là nỗi kinh hoàng với các loài san hô, sinh vật này có "nụ hôn tử thần" có thể chén sạch thịt san hô chỉ trong tích tắc, cho dù đó là thực đơn khó tiêu nhất trên Trái đất.Theo Reuters, loài cá kỳ dị này có thể dễ dàng rút thịt chứa độc tố của san hô bằng một "nụ hôn" đầy dịch nhầy với sức hút uy lực, đây được đánh giá là một trong những chiến lược kiếm ăn độc đáo nhất trong thế giới loài vật.Mới đây, các nhà nghiên cứu mới có thể mô tả được cách kiếm ăn của loài cá này, sau khi sử dụng kính hiển vi điện tử quét và video tốc độ cao, họ thấy chỉ với một nụ hôn dài 1/50 giây, cá "môi nhầy" có thể rút sạch phần thịt của san hô.Loài cá này dài khoảng 18 cm, có cặp môi dày, với các mô gập xếp chồng lên nhau như mặt trong của mũ nấm, được dịch nhầy bao phủ.Nhà sinh vật học đại dương Victor Huertas của Đại học James Cook, Australia cho biết giới nghiên cứu chưa hình dung tới việc hút phần dịch nhầy và thịt của san hô bằng môi tự bôi trơn như loài cá này thực hiện.Kiểu môi của loài cá này chưa bao giờ được ghi nhận trước đó. Lớp nhầy bảo vệ môi cá khỏi các tế bào lông ngứa của san hô, giúp tăng sức mạnh của lực hút.Cá Labropsis australis sống ở các bãi đá ngầm tại Ấn Độ Dương, khu vực trung và tây Thái Bình Dương. Có khoảng 128 loài ăn san hô trong số hơn 6.000 loài cá sống ở đá ngầm.
Loài cá Labropsis australis, hay còn được gọi với cái tên là cá môi nhầy là nỗi kinh hoàng với các loài san hô, sinh vật này có "nụ hôn tử thần" có thể chén sạch thịt san hô chỉ trong tích tắc, cho dù đó là thực đơn khó tiêu nhất trên Trái đất.
Theo Reuters, loài cá kỳ dị này có thể dễ dàng rút thịt chứa độc tố của san hô bằng một "nụ hôn" đầy dịch nhầy với sức hút uy lực, đây được đánh giá là một trong những chiến lược kiếm ăn độc đáo nhất trong thế giới loài vật.
Mới đây, các nhà nghiên cứu mới có thể mô tả được cách kiếm ăn của loài cá này, sau khi sử dụng kính hiển vi điện tử quét và video tốc độ cao, họ thấy chỉ với một nụ hôn dài 1/50 giây, cá "môi nhầy" có thể rút sạch phần thịt của san hô.
Loài cá này dài khoảng 18 cm, có cặp môi dày, với các mô gập xếp chồng lên nhau như mặt trong của mũ nấm, được dịch nhầy bao phủ.
Nhà sinh vật học đại dương Victor Huertas của Đại học James Cook, Australia cho biết giới nghiên cứu chưa hình dung tới việc hút phần dịch nhầy và thịt của san hô bằng môi tự bôi trơn như loài cá này thực hiện.
Kiểu môi của loài cá này chưa bao giờ được ghi nhận trước đó. Lớp nhầy bảo vệ môi cá khỏi các tế bào lông ngứa của san hô, giúp tăng sức mạnh của lực hút.
Cá Labropsis australis sống ở các bãi đá ngầm tại Ấn Độ Dương, khu vực trung và tây Thái Bình Dương. Có khoảng 128 loài ăn san hô trong số hơn 6.000 loài cá sống ở đá ngầm.