Lỗ thủng tầng ozone to bằng lục địa Bắc Mỹ

Google News

Tuy đã thu hẹp trong hai thập kỷ qua nhưng lỗ hổng ở tầng ozone phía trên Nam Cực vẫn có kích cỡ rất lớn.

- Tuy đã thu hẹp trong hai thập kỷ qua nhưng lỗ hổng ở tầng ozone phía trên Nam Cực vẫn có kích cỡ rất lớn.

Vào năm 2012, lỗ hổng ở tầng ozone phía trên Nam Cực đã thu hẹp đến kích thước nhỏ thứ hai trong hai thập kỷ qua.

Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết nó vẫn bao phủ một diện tích gần bằng kích cỡ lục địa Bắc Mỹ. Theo các nhà khoa học thuộc Cơ quan Đại dương và Khí quyển Mỹ (NOAA) và Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA), diện tích trung bình của tấm lá chắn bảo vệ Trái Đất là 17,9 triệu km2.

“Năm 2012, nhiệt độ bầu khí quyển phía trên Nam Cực ấm áp hơn. Điều đó cũng có nghĩa là tầng ozone không bị phá hủy trầm trọng như năm ngoái – khi trời lạnh hơn", Jim Butler thuộc NOAA cho biết.

 

 

Vùng màu tím và xanh tượng trưng cho nơi có ít ozone trong bầu khí quyển nhất
Vùng màu tím và xanh tượng trưng cho nơi có ít ozone trong bầu khí quyển nhất


Lỗ thủng tầng ozone ở Nam Cực được hình thành vào tháng 9 và tháng 10, có diện tích lớn nhất là 21 triệu km2, xấp xỉ tổng diện tích của Mỹ, Mexico và Canada.

 

Tầng ozone tại khu vực này có thể sẽ không khôi phục kích cỡ như hồi đầu những năm 1980 cho đến năm 2060, nhà khoa học Paul Newman của NASA tuyên bố.

Trong khi đó, lỗ thủng tầng ozone lớn nhất từ trước đến nay có diện tích khoảng 30 triệu km2 vào năm 2000.

 

Tầng ozone giúp bảo vệ Trái Đất khỏi các tia cực tím nguy hiểm (có thể gây ung thư da và đục thủy tinh thể).

Nguyễn Ngọc Khanh (Theo Mail)

[links()]

Bình luận(0)