Theo bài báo nghiên cứu trên số ra mới nhất tạp chí Biology Letters, nhiều loài vật ôm cây cảm thấy tốt và thậm chí có thể trạng khỏe mạnh hơn do cây giúp điều chỉnh nhiệt độ cơ thể của chúng. Người ta thường thấy gấu túi (gấu koala) ôm cây, trong thực tế, gấu túi phát triển lông vùng bụng mỏng để hỗ trợ tiếp xúc gần gũi với thân cây. Trong những ngày nóng, gấu túi hướng tới ôm thân cây để làm mát, tránh mất nhiệt cho các cơ quan trong cơ thể. Các nhà nghiên cứu kiểm tra việc ôm cây ảnh hưởng thế nào đến nhiệt độ cơ thể gấu túi. Ảnh: hình ảnh nhiệt cơ thể gấu túi cho thấy màu tím là vùng cơ thể lạnh nhất, màu vàng cho nhiệt độ ấm áp hơn. Tông màu cam hiển thị nhiệt độ giữa hai thái cực và cây hút lấy nhiệt từ cơ thể gấu. Một loài động vật khác, chẳng hạn như báo hoa mai cũng “nghiện” ôm cây, sử dụng nhiệt mát của cây để làm dịu nhiệt độ cơ thể của chúng. Nhiều loài dơi được ghi nhận thích ôm cây, nhưng chúng thực hiện việc này rất vất vả, phải cắm móng chân của chúng vào thân cây thật chắc chắn. Những loài dơi ăn trái cây thường xuyên ôm cây số lượng lớn. Ngoài việc giúp làm giảm nhiệt độ cơ thể, cây có thể cung cấp thức ăn và nơi trú ẩn cho chúng. Động vật máu lạnh, chẳng hạn như các loài bò sát nhỏ có nhiệt độ cơ thể cao. Bằng cách ôm cây, nó có thể dễ dàng kiểm soát nhiệt độ cơ thể. Thằn lằn monitor tìm được vị trí hoàn hảo trên một thân cây. Nghiên cứu cho thấy cây keo là một trong số những loài cây mà thằn lằn, gấu túi và các loài khác mê nhất trong những ngày nóng. Chỉ việc ôm cây thế này, loài linh trưởng đã như sở hữu “điều hòa” mát lạnh mà không tốn tiền. Sóc ôm cây để hạ nhiệt độ cơ thể của chúng. Loài sóc và động vật khác có thể không có ý thức về điều này, nhưng đối với chúng cảm nhận là tất cả.
Theo bài báo nghiên cứu trên số ra mới nhất tạp chí Biology Letters, nhiều loài vật ôm cây cảm thấy tốt và thậm chí có thể trạng khỏe mạnh hơn do cây giúp điều chỉnh nhiệt độ cơ thể của chúng. Người ta thường thấy gấu túi (gấu koala) ôm cây, trong thực tế, gấu túi phát triển lông vùng bụng mỏng để hỗ trợ tiếp xúc gần gũi với thân cây. Trong những ngày nóng, gấu túi hướng tới ôm thân cây để làm mát, tránh mất nhiệt cho các cơ quan trong cơ thể.
Các nhà nghiên cứu kiểm tra việc ôm cây ảnh hưởng thế nào đến nhiệt độ cơ thể gấu túi. Ảnh: hình ảnh nhiệt cơ thể gấu túi cho thấy màu tím là vùng cơ thể lạnh nhất, màu vàng cho nhiệt độ ấm áp hơn. Tông màu cam hiển thị nhiệt độ giữa hai thái cực và cây hút lấy nhiệt từ cơ thể gấu.
Một loài động vật khác, chẳng hạn như báo hoa mai cũng “nghiện” ôm cây, sử dụng nhiệt mát của cây để làm dịu nhiệt độ cơ thể của chúng.
Nhiều loài dơi được ghi nhận thích ôm cây, nhưng chúng thực hiện việc này rất vất vả, phải cắm móng chân của chúng vào thân cây thật chắc chắn.
Những loài dơi ăn trái cây thường xuyên ôm cây số lượng lớn. Ngoài việc giúp làm giảm nhiệt độ cơ thể, cây có thể cung cấp thức ăn và nơi trú ẩn cho chúng.
Động vật máu lạnh, chẳng hạn như các loài bò sát nhỏ có nhiệt độ cơ thể cao. Bằng cách ôm cây, nó có thể dễ dàng kiểm soát nhiệt độ cơ thể.
Thằn lằn monitor tìm được vị trí hoàn hảo trên một thân cây. Nghiên cứu cho thấy cây keo là một trong số những loài cây mà thằn lằn, gấu túi và các loài khác mê nhất trong những ngày nóng.
Chỉ việc ôm cây thế này, loài linh trưởng đã như sở hữu “điều hòa” mát lạnh mà không tốn tiền.
Sóc ôm cây để hạ nhiệt độ cơ thể của chúng. Loài sóc và động vật khác có thể không có ý thức về điều này, nhưng đối với chúng cảm nhận là tất cả.