Kính thực tế ảo Oculus Rift có màn hình chất lượng hiển thị 1080 x 1920, các thiết bị đi kèm gồm adapter kết nối máy tính, bộ sạc, dây cáp kết nối microUSB, joystick (điều khiển).
Ảnh: InternetPhần ống kính trên màn hình giúp tạo hình ảnh 3D. Bên trong kính sẽ có thêm các cảm biến theo dõi hoạt động đổi hướng nhìn, quay phải/trái của người dùng để điều chỉnh hình ảnh hiển thị phù hợp.
Ảnh: Internet. Khi đeo kính này, các lập trình viên, game thủ sẽ thấy hình ảnh không gian 3D thật hơn so với góc nhìn trên màn hình máy tính. Công cụ này có thể trợ giúp các kiến trúc sư, kỹ sư...kiểm tra thiết kế, bước vào công trình bằng hình ảnh 3D, tiện ích hơn bản vẽ hoặc hình ảnh thông thường. Tuy nhiên độ phân giải của kính Oculus sử dụng khá mờ, các cạnh của hình khối không sắc nét (nhất là các chi tiết nhỏ). Việc thay đổi góc hình của người dùng chưa thực sự "mượt mà".Một số đoạn video và game mô phỏng với kính Oculus Rift chủ yếu dùng hình khối lớn, dễ nhìn. Tuy nhiên đa phần những người trải nghiệm không gian 3D trong đó đều "than" chóng mặt và đau đầu dù chỉ đeo kính có 1-2 phút.Trải nghiệm kính Oculus, Huyền Trang (sinh viên đại học Thăng Long) chia sẻ: "Mình thấy hơi đau đầu, mỏi cổ khi chỉ mới đeo kính, tuy không nặng nhưng phần dây đeo ôm vào đầu gây khó chịu. Nếu ngồi nhìn hình ảnh thì đỡ hơn nhưng khi đứng dậy khó đứng vững, phải mất một lúc mới quen không gian ảo trong kính và cân bằng được cơ thể ngoài thật". Ngoài ra phần tay nắm giúp điều chỉnh hướng chưa được người dùng quen tay nên hiệu quả di chuyển chưa cao, quay phải/trái chưa được "nuột", đôi khi đi vào ngõ cụt trong không gian 3D ảo. Để có thể "thưởng thức" những hình ảnh 3 chiều được mô phỏng, cả mắt và não bộ của người sử dụng phải làm việc với cường độ cao hơn bình thường nhiều lần, do đó gây nên hiện tượng chóng mặt, choáng váng, khô mắt. Vì thế đối với những lập trình viên, nhà thiết kế, nếu sử dụng kính liên tục sẽ có ảnh hưởng đến sức khỏe. Trong phiên bản thương mại, kính Oculus cần khắc phục nhược điểm này. Bạn Đức Thuận (nhân viên kiến trúc) chia sẻ: "Mình đã thử đeo kính, cảm giác khó nhìn và khó quan sát các góc rõ nét vì phải bỏ kính cận ra, khá bất tiện. Có lẽ nhà sản xuất nên chú ý hơn đến yếu tố này khi tung ra thị trường chiếc kính hoàn thiện. Hơn nữa, theo mình phần mềm Ctolo cho thiết kế kiến trúc, hỗ trợ định dạng file các công cụ đồ họa phổ biến như 3Ds Max, Revit, Autocad cần được hoàn thiện hơn". Chị Thanh Mai (nhân viên tư vấn) trong buổi giới thiệu kính tại Royal city (Nguyễn Trãi) chia sẻ: " Tuy rằng chiếc kính khá hiện đại, nhưng khi đưa vào ứng dụng, nhất là đối với game cần cẩn trọng bởi hình ảnh ảo mà "quá thật" sẽ tác động nhiều đến người chơi, nhất là trẻ em. Mình khá lo lắng các tật về mắt, hoặc con cái ham chơi điện tử, ảnh hưởng đến sức khỏe và việc học hành". Ngoài ra, sản phẩm này có giá khá "chát ", "ngoại hình" cồng kềnh, không được nhỏ, gọn và "bắt mắt", chính vì thế việc ứng dụng thực tiễn và phát triển thực chiếc kính ảo này cần thay đổi cho phù hợp với từng đối tượng người dùng.
Kính thực tế ảo Oculus Rift có màn hình chất lượng hiển thị 1080 x 1920, các thiết bị đi kèm gồm adapter kết nối máy tính, bộ sạc, dây cáp kết nối microUSB, joystick (điều khiển).
Ảnh: Internet
Phần ống kính trên màn hình giúp tạo hình ảnh 3D. Bên trong kính sẽ có thêm các cảm biến theo dõi hoạt động đổi hướng nhìn, quay phải/trái của người dùng để điều chỉnh hình ảnh hiển thị phù hợp.
Ảnh: Internet.
Khi đeo kính này, các lập trình viên, game thủ sẽ thấy hình ảnh không gian 3D thật hơn so với góc nhìn trên màn hình máy tính. Công cụ này có thể trợ giúp các kiến trúc sư, kỹ sư...kiểm tra thiết kế, bước vào công trình bằng hình ảnh 3D, tiện ích hơn bản vẽ hoặc hình ảnh thông thường.
Tuy nhiên độ phân giải của kính Oculus sử dụng khá mờ, các cạnh của hình khối không sắc nét (nhất là các chi tiết nhỏ). Việc thay đổi góc hình của người dùng chưa thực sự "mượt mà".
Một số đoạn video và game mô phỏng với kính Oculus Rift chủ yếu dùng hình khối lớn, dễ nhìn. Tuy nhiên đa phần những người trải nghiệm không gian 3D trong đó đều "than" chóng mặt và đau đầu dù chỉ đeo kính có 1-2 phút.
Trải nghiệm kính Oculus, Huyền Trang (sinh viên đại học Thăng Long) chia sẻ: "Mình thấy hơi đau đầu, mỏi cổ khi chỉ mới đeo kính, tuy không nặng nhưng phần dây đeo ôm vào đầu gây khó chịu. Nếu ngồi nhìn hình ảnh thì đỡ hơn nhưng khi đứng dậy khó đứng vững, phải mất một lúc mới quen không gian ảo trong kính và cân bằng được cơ thể ngoài thật".
Ngoài ra phần tay nắm giúp điều chỉnh hướng chưa được người dùng quen tay nên hiệu quả di chuyển chưa cao, quay phải/trái chưa được "nuột", đôi khi đi vào ngõ cụt trong không gian 3D ảo.
Để có thể "thưởng thức" những hình ảnh 3 chiều được mô phỏng, cả mắt và não bộ của người sử dụng phải làm việc với cường độ cao hơn bình thường nhiều lần, do đó gây nên hiện tượng chóng mặt, choáng váng, khô mắt. Vì thế đối với những lập trình viên, nhà thiết kế, nếu sử dụng kính liên tục sẽ có ảnh hưởng đến sức khỏe. Trong phiên bản thương mại, kính Oculus cần khắc phục nhược điểm này.
Bạn Đức Thuận (nhân viên kiến trúc) chia sẻ: "Mình đã thử đeo kính, cảm giác khó nhìn và khó quan sát các góc rõ nét vì phải bỏ kính cận ra, khá bất tiện. Có lẽ nhà sản xuất nên chú ý hơn đến yếu tố này khi tung ra thị trường chiếc kính hoàn thiện. Hơn nữa, theo mình phần mềm Ctolo cho thiết kế kiến trúc, hỗ trợ định dạng file các công cụ đồ họa phổ biến như 3Ds Max, Revit, Autocad cần được hoàn thiện hơn".
Chị Thanh Mai (nhân viên tư vấn) trong buổi giới thiệu kính tại Royal city (Nguyễn Trãi) chia sẻ: " Tuy rằng chiếc kính khá hiện đại, nhưng khi đưa vào ứng dụng, nhất là đối với game cần cẩn trọng bởi hình ảnh ảo mà "quá thật" sẽ tác động nhiều đến người chơi, nhất là trẻ em. Mình khá lo lắng các tật về mắt, hoặc con cái ham chơi điện tử, ảnh hưởng đến sức khỏe và việc học hành".
Ngoài ra, sản phẩm này có giá khá "chát ", "ngoại hình" cồng kềnh, không được nhỏ, gọn và "bắt mắt", chính vì thế việc ứng dụng thực tiễn và phát triển thực chiếc kính ảo này cần thay đổi cho phù hợp với từng đối tượng người dùng.