Ốc sên có vũ khí phóng độc. Nọc độc của ốc sên rất độc hại, khi con mồi tới gần, loài này mở “chiếc răng” giống như chiếc vòi nhỏ và phóng chất độc với tốc độ nhanh khủng khiếp, 650km/giờ vào con mồi. Đó là tốc độ của một máy bay phản lực nhỏ. Ốc sên táo có độc mạnh nhất thế giới loài ốc sên. Gia đình ốc được trang bị nọc độc chết người lớn nhất trên thế giới. Ốc sên táo được biết đến là loài có chứa chất độc cực mạnh. Trứng của chúng được bao phủ bởi hai lớp chất độc antinutritive và anti digestive. Khi kẻ thù của ốc sên táo ăn phải trứng của nó sẽ bị rối loạn tiêu hóa, không thể hấp thu chất dinh dưỡng cần thiết khi ăn uống, dần dần sẽ chết nếu không đẩy được trứng đó ra khỏi cơ thể. Ốc biến hình. Loài ốc này có khả năng thích ứng với môi trường sống cực nhanh. Nó sống chủ yếu trong các ao ở Anh. Khả năng thích ứng với môi trường sống của loài này khiến người ta phải kinh ngạc. Khi sống chung với cá, chúng có khả năng thay đổi màu sắc và thậm chí cả vỏ cứng từ dạng xoắn ốc sang dạng tròn nhằm đối phó với kẻ thù, trang bị tốt hơn để đối phó với vết cắn của động vật ăn thịt. Nó cũng có khả năng thay đổi các tính năng vật lý riêng của mình để thích ứng với môi trường sống. Ốc sên có cánh. Ốc sên biển Thecosomata có một đôi cánh nhỏ trong suốt, giúp nó di chuyển trong lòng đại dương. Loài này là nguồn thức ăn ưa thích của nhiều động vật như cá voi, chim cánh cụt và hải cẩu, nhưng vì sinh sản nhanh nên chúng vẫn tồn tại và sinh sôi với số lượng ổn định. Tuy nhiên, sự ấm lên toàn cầu đang làm tăng tính axit của đại dương, khiến cho vỏ của ốc sên bị nứt, biến dạng và hòa tan. Ốc sên biển Thecosomata là một thành phần cơ bản của mạng lưới thức ăn của đại dương. Ốc “bay”. Ốc sên mắt trắng Nhật Bản là thức ăn ưa thích của nhiều loài chim. Tuy nhiên, khi bị chim tiêu hóa, 15% số ốc sên sẽ may mắn sống sót trong ruột chim. Loài này sẽ được bài tiết ra ngoài cùng các loại thức ăn thừa còn trong ruột sau khoảng 40 phút. Đó là điều tốt, bởi khi đó ốc sên đã được chu du trên không tới một vùng đất mới, ốc còn sống sót được phân tán trên một diện tích rộng, để nó có thể khai thác lãnh thổ mới và sinh sôi nảy nở. Ốc sên tím sống ở dưới đáy biển có khả năng tiết ra bong bóng chất nhầy giúp chúng treo ngược và nổi trong đại dương. Bằng cách này, nó có thể di chuyển nhanh chóng trong lòng đại dương. Những lớp bong bóng sẽ tạo điều kiện để chúng di chuyển nhanh hơn theo từng cơn sóng biển, và cũng là nơi để giữ trứng ốc sên. Ốc sên biết nhảy. Làm thế nào ốc thoát khỏi được động vật ăn thịt? Ốc xà cừ, loài ốc sên sống ở Australia không thu mình trong vỏ tránh kẻ thù như nhiều loài ốc sên khác. Khi bị đe dọa, nó mở rộng ra chiếc chân giả có chất nhầy và nhảy đến nơi an toàn. Nó có thể di chuyển rất nhanh. Ốc sên trong suốt. Croatia có hệ thống hang động dài nhất thế giới và nhiều bí mật trong đó chưa được khám phá. Gần đây, các nhà nghiên cứu tìm thấy loài ốc sên có hình dạng trong suốt đầu tiên tại đây ở độ sâu 900m dưới lòng đất. Ốc sên trong suốt có tên gọi khoa học là Zospeum tholussum, nó không có mắt và không có sắc tố trong vỏ hoặc thịt. Nó cũng di chuyển cực kỳ chậm, mỗi tuần chỉ đi được vài cm. Các nhà nghiên cứu tin rằng loài này có thể quá giang trên động vật có vú hoặc trôi theo hệ thống ao, hồ trong hang động để di chuyển. Ốc sên vỏ siêu cứng. Loài ốc sên có vỏ siêu cứng này sống ở độ sâu gần 2.400m bên dưới bề mặt đại dương. Lớp vỏ cứng giúp chúng chịu được những tác động mạnh trước sự tấn công của kẻ thù. Nó có 3 lớp vỏ, lớp ngoài cấu tạo từ sắt sunfua và lớp xốp giữa có chức năng chống sốc. Loài này có thể khiến càng cua bị cùn nếu cố ăn thịt nó. Ốc phát sáng. Loài ốc Clusterwink có khả năng tự phát sáng được tìm thấy ở Australia. Khi bị quấy rầy, nó bắt đầu nhấp nháy ánh sáng màu xanh giống như chuông báo động chống trộm. Loài này có một bộ phận phát quang và vỏ của nó tán xạ tốt đến mức từng mm của phần vỏ đều được phát sáng.
Ốc sên có vũ khí phóng độc. Nọc độc của ốc sên rất độc hại, khi con mồi tới gần, loài này mở “chiếc răng” giống như chiếc vòi nhỏ và phóng chất độc với tốc độ nhanh khủng khiếp, 650km/giờ vào con mồi. Đó là tốc độ của một máy bay phản lực nhỏ.
Ốc sên táo có độc mạnh nhất thế giới loài ốc sên. Gia đình ốc được trang bị nọc độc chết người lớn nhất trên thế giới. Ốc sên táo được biết đến là loài có chứa chất độc cực mạnh. Trứng của chúng được bao phủ bởi hai lớp chất độc antinutritive và anti digestive. Khi kẻ thù của ốc sên táo ăn phải trứng của nó sẽ bị rối loạn tiêu hóa, không thể hấp thu chất dinh dưỡng cần thiết khi ăn uống, dần dần sẽ chết nếu không đẩy được trứng đó ra khỏi cơ thể.
Ốc biến hình. Loài ốc này có khả năng thích ứng với môi trường sống cực nhanh. Nó sống chủ yếu trong các ao ở Anh. Khả năng thích ứng với môi trường sống của loài này khiến người ta phải kinh ngạc. Khi sống chung với cá, chúng có khả năng thay đổi màu sắc và thậm chí cả vỏ cứng từ dạng xoắn ốc sang dạng tròn nhằm đối phó với kẻ thù, trang bị tốt hơn để đối phó với vết cắn của động vật ăn thịt. Nó cũng có khả năng thay đổi các tính năng vật lý riêng của mình để thích ứng với môi trường sống.
Ốc sên có cánh. Ốc sên biển Thecosomata có một đôi cánh nhỏ trong suốt, giúp nó di chuyển trong lòng đại dương. Loài này là nguồn thức ăn ưa thích của nhiều động vật như cá voi, chim cánh cụt và hải cẩu, nhưng vì sinh sản nhanh nên chúng vẫn tồn tại và sinh sôi với số lượng ổn định. Tuy nhiên, sự ấm lên toàn cầu đang làm tăng tính axit của đại dương, khiến cho vỏ của ốc sên bị nứt, biến dạng và hòa tan. Ốc sên biển Thecosomata là một thành phần cơ bản của mạng lưới thức ăn của đại dương.
Ốc “bay”. Ốc sên mắt trắng Nhật Bản là thức ăn ưa thích của nhiều loài chim. Tuy nhiên, khi bị chim tiêu hóa, 15% số ốc sên sẽ may mắn sống sót trong ruột chim. Loài này sẽ được bài tiết ra ngoài cùng các loại thức ăn thừa còn trong ruột sau khoảng 40 phút. Đó là điều tốt, bởi khi đó ốc sên đã được chu du trên không tới một vùng đất mới, ốc còn sống sót được phân tán trên một diện tích rộng, để nó có thể khai thác lãnh thổ mới và sinh sôi nảy nở.
Ốc sên tím sống ở dưới đáy biển có khả năng tiết ra bong bóng chất nhầy giúp chúng treo ngược và nổi trong đại dương. Bằng cách này, nó có thể di chuyển nhanh chóng trong lòng đại dương. Những lớp bong bóng sẽ tạo điều kiện để chúng di chuyển nhanh hơn theo từng cơn sóng biển, và cũng là nơi để giữ trứng ốc sên.
Ốc sên biết nhảy. Làm thế nào ốc thoát khỏi được động vật ăn thịt? Ốc xà cừ, loài ốc sên sống ở Australia không thu mình trong vỏ tránh kẻ thù như nhiều loài ốc sên khác. Khi bị đe dọa, nó mở rộng ra chiếc chân giả có chất nhầy và nhảy đến nơi an toàn. Nó có thể di chuyển rất nhanh.
Ốc sên trong suốt. Croatia có hệ thống hang động dài nhất thế giới và nhiều bí mật trong đó chưa được khám phá. Gần đây, các nhà nghiên cứu tìm thấy loài ốc sên có hình dạng trong suốt đầu tiên tại đây ở độ sâu 900m dưới lòng đất. Ốc sên trong suốt có tên gọi khoa học là Zospeum tholussum, nó không có mắt và không có sắc tố trong vỏ hoặc thịt. Nó cũng di chuyển cực kỳ chậm, mỗi tuần chỉ đi được vài cm. Các nhà nghiên cứu tin rằng loài này có thể quá giang trên động vật có vú hoặc trôi theo hệ thống ao, hồ trong hang động để di chuyển.
Ốc sên vỏ siêu cứng. Loài ốc sên có vỏ siêu cứng này sống ở độ sâu gần 2.400m bên dưới bề mặt đại dương. Lớp vỏ cứng giúp chúng chịu được những tác động mạnh trước sự tấn công của kẻ thù. Nó có 3 lớp vỏ, lớp ngoài cấu tạo từ sắt sunfua và lớp xốp giữa có chức năng chống sốc. Loài này có thể khiến càng cua bị cùn nếu cố ăn thịt nó.
Ốc phát sáng. Loài ốc Clusterwink có khả năng tự phát sáng được tìm thấy ở Australia. Khi bị quấy rầy, nó bắt đầu nhấp nháy ánh sáng màu xanh giống như chuông báo động chống trộm. Loài này có một bộ phận phát quang và vỏ của nó tán xạ tốt đến mức từng mm của phần vỏ đều được phát sáng.