Chim Cầm Điểu hay còn gọi là chim Đàn Lia tên khoa học là Lyrebird là loài chim bản địa của Australia.Chim Cầm Điểu có vẻ ngoài nổi bật và gây ấn tượng mạnh bởi chiếc đuôi đẹp và lớn của con trống khi tán tỉnh bạn tình.Chim mái có chiều dài khoảng 74 – 84 cm và chim trống dài khoảng 80 – 98 cm. Chim Cầm Điểu thường làm tổ trong các bụi cây rậm rạp, ăn côn trùng, nhện, giun đất và đôi khi là hạt giống.Điều gây ấn tượng của loài chim Cầm Điểu là khả năng ghi nhớ và "nhại" giọng một cách siêu phàm.Nhờ hệ thống thanh quản đặc biệt mà chúng có thể bắt chước tiếng kêu của tất cả các loài động vật, kể cả máy cưa, máy chụp hình và tiếng người.Sau khi quan sát các nhà khoa học ghi nhận chúng có khả năng nhại giọng của 20 loài động vật khác trong tự nhiên.Không chỉ có khả năng nhại giọng, loài chim này còn có cách “cua gái” cực đỉnh. Thông thường khi gặp nguy hiểm chúng sẽ kêu rất to – một dạng tín hiệu cảnh báo.Nhưng thực chất đây cũng là cách mà Cầm Điểu đực sử dụng để cưa cẩm con cái. Chúng phát đi tín hiệu giả rồi bay xung quanh để lừa lũ chim cái, bắt chúng tin rằng nơi an toàn nhất lúc đó phải là ở bên chim đực.Nhà điểu học Anastasia Dalziell từ ĐH Cornell (Mỹ), cho biết việc mô phỏng lại âm thanh báo động này là một phần khá quan trọng để chim đực giao phối được với con cái.Trong giai đoạn tháng 6 – 8/2020, mùa sinh sản của loài vật này, tiếng chim báo động phát ra với mật độ và tần suất nhiều hơn – lên tới 4h mỗi ngày. Thậm chí, âm thanh ấy còn phát ra khi chim đực đang thực hiện điệu nhảy thu hút con cái để giao phối.“Chúng tôi dần nhận ra việc mô phỏng lại âm thanh báo động lúc giao phối dường như là quy luật chung của cầm điểu”, nhà điểu học Anastasia Dalziell cho hayNgoài ra, các nhà khoa học còn tin rằng ngoài việc tán tỉnh và lừa con cái bước vào cuộc yêu, hành vi tạo âm thanh giả của con đực còn giúp quá trình ái ân kéo dài lâu hơn, qua đó làm tăng tỉ lệ thụ thai thành công.Mời độc giả xem video:Cá tai tượng chiên xù. Nguồn: THDT.
Chim Cầm Điểu hay còn gọi là chim Đàn Lia tên khoa học là Lyrebird là loài chim bản địa của Australia.
Chim Cầm Điểu có vẻ ngoài nổi bật và gây ấn tượng mạnh bởi chiếc đuôi đẹp và lớn của con trống khi tán tỉnh bạn tình.
Chim mái có chiều dài khoảng 74 – 84 cm và chim trống dài khoảng 80 – 98 cm. Chim Cầm Điểu thường làm tổ trong các bụi cây rậm rạp, ăn côn trùng, nhện, giun đất và đôi khi là hạt giống.
Điều gây ấn tượng của loài chim Cầm Điểu là khả năng ghi nhớ và "nhại" giọng một cách siêu phàm.
Nhờ hệ thống thanh quản đặc biệt mà chúng có thể bắt chước tiếng kêu của tất cả các loài động vật, kể cả máy cưa, máy chụp hình và tiếng người.
Sau khi quan sát các nhà khoa học ghi nhận chúng có khả năng nhại giọng của 20 loài động vật khác trong tự nhiên.
Không chỉ có khả năng nhại giọng, loài chim này còn có cách “cua gái” cực đỉnh. Thông thường khi gặp nguy hiểm chúng sẽ kêu rất to – một dạng tín hiệu cảnh báo.
Nhưng thực chất đây cũng là cách mà Cầm Điểu đực sử dụng để cưa cẩm con cái. Chúng phát đi tín hiệu giả rồi bay xung quanh để lừa lũ chim cái, bắt chúng tin rằng nơi an toàn nhất lúc đó phải là ở bên chim đực.
Nhà điểu học Anastasia Dalziell từ ĐH Cornell (Mỹ), cho biết việc mô phỏng lại âm thanh báo động này là một phần khá quan trọng để chim đực giao phối được với con cái.
Trong giai đoạn tháng 6 – 8/2020, mùa sinh sản của loài vật này, tiếng chim báo động phát ra với mật độ và tần suất nhiều hơn – lên tới 4h mỗi ngày. Thậm chí, âm thanh ấy còn phát ra khi chim đực đang thực hiện điệu nhảy thu hút con cái để giao phối.
“Chúng tôi dần nhận ra việc mô phỏng lại âm thanh báo động lúc giao phối dường như là quy luật chung của cầm điểu”, nhà điểu học Anastasia Dalziell cho hay
Ngoài ra, các nhà khoa học còn tin rằng ngoài việc tán tỉnh và lừa con cái bước vào cuộc yêu, hành vi tạo âm thanh giả của con đực còn giúp quá trình ái ân kéo dài lâu hơn, qua đó làm tăng tỉ lệ thụ thai thành công.
Mời độc giả xem video:Cá tai tượng chiên xù. Nguồn: THDT.