Mới đây, các nhà nghiên cứu ghi được cảnh tượng kịch tính và vô cùng độc đáo tại Quần đảo Chagos, một quần đảo hẻo lánh ở trung tâm Ấn Độ Dương. Một con cua dừa khổng lồ tấn công một con chim biển và cắt cánh chim để chặn đường trốn thoát của con mồi. Sau đó, cua dừa dễ dàng giết chết chim biển và nhấm nháp bữa ăn tối đẫm máu của mình. (Nguồn Sina)Theo nhà nghiên cứu Mark Laidre, cua dừa khổng lồ nổi tiếng với tài trèo cây hái dừa. Khi hái được dừa, chúng sẽ dùng đôi càng siêu khỏe bóp vỡ quả dừa để ăn. Chúng cũng có ăn thịt, thế nhưng từ trước tới nay, loài cua này cũng chỉ được biết đến là loài ăn xác thối. (Nguồn Sina)Chẳng ngờ, phát hiện lần này cho thấy, cua dừa không chỉ ăn xác thối mà còn biết rình mò, phục kích tại tổ chim để săn mồi và xơi tái những con chim biển yếu đuối. (Nguồn Sina)Đây là lần đầu tiên các nhà khoa học ghi nhận được hành vi săn mồi của cua dừa. Đáng sợ hơn, hành vi săn mồi của những con cua dừa vô cùng tàn nhẫn. Buổi tối hôm đó, khi định vị được tổ chim biển trên cây, cua dừa lén lút trèo lên, thò một càng vào tổ chim và bẻ gãy một cánh của chim biển. Ngay sau đó, nó hất chim biển xuống đất. (Nguồn Sina)Gãy một cánh, con chim biển đáng thương không còn khả năng bay, rơi vào thế yếu ngay lập tức. Nhìn thấy cua dừa chậm rãi tiến đến mà không thể làm gì. (Nguồn Sina)Về phần cua dừa, sau khi hất được chim biển xuống đất, cua dừa thong thả bò xuống cây và tiến đến phía chim biển, bẻ gãy nốt cánh còn lại của con mồi tội nghiệp. (Nguồn Sina)Quá đau đớn vì chấn thương nặng nề, chim biển giãy dụa yếu ớt rồi buông xuôi, chấp nhận số phận. Khi thấy chim biển hoàn toàn bỏ cuộc, cua dừa khổng lồ tiến đến hành quyết con mồi. Nó dễ dàng giết chết chim biển không có sức chống cự và moi tim, gan của con mồi ra nhấm nháp. (Nguồn Sina)Tuy nhiên, cua dừa ăn thịt chim biển chưa được bao lâu, có lẽ do mùi máu tươi nồng đậm, ít phút sau đó có tới 5 con cua dừa khác kéo tới xâu xé xác chim biển. Vài tiếng sau, con chim biển đáng thương bị xé thành mảnh vụn, trở thành thức ăn cho cả bầy cua khổng lồ hung ác. (Nguồn Sina)Trước đây, các nhà khoa học không chú ý nhiều đến cua dừa thế nhưng hiện tại họ đã phải nhìn nó với con mắt khác xưa. Không chỉ mạnh mẽ, cua dừa còn chiếm ưu thế rất lớn trong môi trường sống tự nhiên. Theo tìm hiểu, cua dừa là một loài cua ký cư trên cạn. Đây cũng được coi là loài động vật chân đốt sinh sống trên cạn lớn nhất thế giới. Bởi kích thước và thói quen, hành vi của mình, cua dừa còn có tên khác chẳng mấy hay ho là "tên cướp cạn". (Nguồn Sina)Cua dừa sở hữu sức mạnh rất lớn, đôi càng của cua dừa khi kẹp lại có thể tạo ra sức mạnh 3.300 newton tương đương với một cú cắn mạnh của một con sư tử hoặc con hổ và một con cua dừa có thể kẹp nát vật có trọng lượng lớp gấp 90 lần trọng lượng cơ thể chúng. Con cua dừa săn chim biển phía trên nặng khoảng 2kg, vì thế không có gì khó hiểu khi nó có thể bẻ gãy cánh chim một cách dễ dàng. (Nguồn Sina)
Mới đây, các nhà nghiên cứu ghi được cảnh tượng kịch tính và vô cùng độc đáo tại Quần đảo Chagos, một quần đảo hẻo lánh ở trung tâm Ấn Độ Dương. Một con cua dừa khổng lồ tấn công một con chim biển và cắt cánh chim để chặn đường trốn thoát của con mồi. Sau đó, cua dừa dễ dàng giết chết chim biển và nhấm nháp bữa ăn tối đẫm máu của mình. (Nguồn Sina)
Theo nhà nghiên cứu Mark Laidre, cua dừa khổng lồ nổi tiếng với tài trèo cây hái dừa. Khi hái được dừa, chúng sẽ dùng đôi càng siêu khỏe bóp vỡ quả dừa để ăn. Chúng cũng có ăn thịt, thế nhưng từ trước tới nay, loài cua này cũng chỉ được biết đến là loài ăn xác thối. (Nguồn Sina)
Chẳng ngờ, phát hiện lần này cho thấy, cua dừa không chỉ ăn xác thối mà còn biết rình mò, phục kích tại tổ chim để săn mồi và xơi tái những con chim biển yếu đuối. (Nguồn Sina)
Đây là lần đầu tiên các nhà khoa học ghi nhận được hành vi săn mồi của cua dừa. Đáng sợ hơn, hành vi săn mồi của những con cua dừa vô cùng tàn nhẫn. Buổi tối hôm đó, khi định vị được tổ chim biển trên cây, cua dừa lén lút trèo lên, thò một càng vào tổ chim và bẻ gãy một cánh của chim biển. Ngay sau đó, nó hất chim biển xuống đất. (Nguồn Sina)
Gãy một cánh, con chim biển đáng thương không còn khả năng bay, rơi vào thế yếu ngay lập tức. Nhìn thấy cua dừa chậm rãi tiến đến mà không thể làm gì. (Nguồn Sina)
Về phần cua dừa, sau khi hất được chim biển xuống đất, cua dừa thong thả bò xuống cây và tiến đến phía chim biển, bẻ gãy nốt cánh còn lại của con mồi tội nghiệp. (Nguồn Sina)
Quá đau đớn vì chấn thương nặng nề, chim biển giãy dụa yếu ớt rồi buông xuôi, chấp nhận số phận. Khi thấy chim biển hoàn toàn bỏ cuộc, cua dừa khổng lồ tiến đến hành quyết con mồi. Nó dễ dàng giết chết chim biển không có sức chống cự và moi tim, gan của con mồi ra nhấm nháp. (Nguồn Sina)
Tuy nhiên, cua dừa ăn thịt chim biển chưa được bao lâu, có lẽ do mùi máu tươi nồng đậm, ít phút sau đó có tới 5 con cua dừa khác kéo tới xâu xé xác chim biển. Vài tiếng sau, con chim biển đáng thương bị xé thành mảnh vụn, trở thành thức ăn cho cả bầy cua khổng lồ hung ác. (Nguồn Sina)
Trước đây, các nhà khoa học không chú ý nhiều đến cua dừa thế nhưng hiện tại họ đã phải nhìn nó với con mắt khác xưa. Không chỉ mạnh mẽ, cua dừa còn chiếm ưu thế rất lớn trong môi trường sống tự nhiên. Theo tìm hiểu, cua dừa là một loài cua ký cư trên cạn. Đây cũng được coi là loài động vật chân đốt sinh sống trên cạn lớn nhất thế giới. Bởi kích thước và thói quen, hành vi của mình, cua dừa còn có tên khác chẳng mấy hay ho là "tên cướp cạn". (Nguồn Sina)
Cua dừa sở hữu sức mạnh rất lớn, đôi càng của cua dừa khi kẹp lại có thể tạo ra sức mạnh 3.300 newton tương đương với một cú cắn mạnh của một con sư tử hoặc con hổ và một con cua dừa có thể kẹp nát vật có trọng lượng lớp gấp 90 lần trọng lượng cơ thể chúng. Con cua dừa săn chim biển phía trên nặng khoảng 2kg, vì thế không có gì khó hiểu khi nó có thể bẻ gãy cánh chim một cách dễ dàng. (Nguồn Sina)