Hai vụ nổ ở cảng Beirut vào tối 4/8/2020 làm ít nhất 78 người chết và hàng nghìn người khác bị thương. Trong đó, vụ nổ thứ hai tạo ra làn sóng áp lực mạnh, gây thiệt hại nặng nề và rộng hơn nhiều, khiến nhiều người gục ngã, xe bị lật và tạo đám mây khói bụi bao phủ trung tâm BeirutMới đây nhất, các nhà khoa học đã tuyên bố vụ nổ thảm khốc ở Beirut còn khiến các tầng cao nhất của bầu khí quyển Trái đất rung chuyển.Theo nghiên cứu từ Viện Công nghệ Quốc gia của Ấn Độ và Đại học Hokkaido ở Nhật Bản, vụ nổ có thể so sánh với tác động của nhiều vụ phun trào núi lửa.Sau khi tiến hành đo các nhiễu loạn điện trong tầng điện li, các nhà khoa học phát hiện, vụ nổ tạo ra một làn sóng truyền trong tầng điện li về hướng nam với vận tốc khoảng 0,8 km/giây. Bắt đầu khoảng 50 km trên cao, và kéo dài hàng trăm km.Sau khi sử dụng dữ liệu được gửi từ hệ thống vệ tinh điều hướng toàn cầu (GNSS) vào ngày vụ nổ diễn ra để tính toán những thay đổi trong phân bố của các electron, từ đó chỉ ra sự hiện diện của sóng âm.Bên cạnh hậu quả thảm khốc, vụ nổ ở Beirut còn có những vấn đề đáng được quan tâm khác như sự kiện xảy ra vào đầu buổi tối gần lúc Mặt trời lặn, các bất thường của tầng điện li được gọi là bong bóng plasma xích đạo có thể đã che hoàn toàn tín hiệu.Tuy nhiên, thực tế không có dấu hiệu nào của những bong bóng này vào thời điểm đó nên các nhà khoa học đã thu được hình ảnh tương đối rõ ràng về vụ nổ thảm khốc.Các nhà nghiên cứu đã so sánh tác động của vụ nổ ở Beirut trên tầng điện li với những dữ liệu tương tự do một số vụ phun trào núi lửa gần đây ở Nhật Bản. Kết quả cho thấy, vụ nổ Beirut có tác động mạnh hơn nhiều.Vụ nổ này tiếp xúc trên bề mặt Trái đất đã giúp nó có một con đường không bị cản trở lên bầu trời, với sự giải phóng năng lượng rõ ràng trong dữ liệu.Theo Brian Castner, điều tra viên về vũ khí cho Nhóm Khủng hoảng thuộc tổ chức Ân xá Quốc tế, lượng hóa chất gây nên vụ nổ tại Beirut "tương đương hơn 1.000 quả bom Mk-84 dùng cho máy bay".Vụ nổ còn làm rung chuyển những tòa nhà ở Cyprus cách đó 160km. Tổng thiệt hại ước tính khoảng 10-15 tỷ USD.Vụ nổ đã khiến cảng Beirut bị phá hủy và phải đóng cửa, trong khi đây là điểm lưu thông hàng hóa ra vào chủ yếu của Lebanon. Cảng Beirut cũng là một trong những cảng quan trọng nhất Trung Đông, lưu chuyển hàng hóa từ châu Âu đến Syria, Iraq, Jordan và các nước vùng Vịnh. Mời các bạn xem video: 7 hiện tượng thiên nhiên gây tò mò nhất. Nguồn: News TV
Hai vụ nổ ở cảng Beirut vào tối 4/8/2020 làm ít nhất 78 người chết và hàng nghìn người khác bị thương. Trong đó, vụ nổ thứ hai tạo ra làn sóng áp lực mạnh, gây thiệt hại nặng nề và rộng hơn nhiều, khiến nhiều người gục ngã, xe bị lật và tạo đám mây khói bụi bao phủ trung tâm Beirut
Mới đây nhất, các nhà khoa học đã tuyên bố vụ nổ thảm khốc ở Beirut còn khiến các tầng cao nhất của bầu khí quyển Trái đất rung chuyển.
Theo nghiên cứu từ Viện Công nghệ Quốc gia của Ấn Độ và Đại học Hokkaido ở Nhật Bản, vụ nổ có thể so sánh với tác động của nhiều vụ phun trào núi lửa.
Sau khi tiến hành đo các nhiễu loạn điện trong tầng điện li, các nhà khoa học phát hiện, vụ nổ tạo ra một làn sóng truyền trong tầng điện li về hướng nam với vận tốc khoảng 0,8 km/giây. Bắt đầu khoảng 50 km trên cao, và kéo dài hàng trăm km.
Sau khi sử dụng dữ liệu được gửi từ hệ thống vệ tinh điều hướng toàn cầu (GNSS) vào ngày vụ nổ diễn ra để tính toán những thay đổi trong phân bố của các electron, từ đó chỉ ra sự hiện diện của sóng âm.
Bên cạnh hậu quả thảm khốc, vụ nổ ở Beirut còn có những vấn đề đáng được quan tâm khác như sự kiện xảy ra vào đầu buổi tối gần lúc Mặt trời lặn, các bất thường của tầng điện li được gọi là bong bóng plasma xích đạo có thể đã che hoàn toàn tín hiệu.
Tuy nhiên, thực tế không có dấu hiệu nào của những bong bóng này vào thời điểm đó nên các nhà khoa học đã thu được hình ảnh tương đối rõ ràng về vụ nổ thảm khốc.
Các nhà nghiên cứu đã so sánh tác động của vụ nổ ở Beirut trên tầng điện li với những dữ liệu tương tự do một số vụ phun trào núi lửa gần đây ở Nhật Bản. Kết quả cho thấy, vụ nổ Beirut có tác động mạnh hơn nhiều.
Vụ nổ này tiếp xúc trên bề mặt Trái đất đã giúp nó có một con đường không bị cản trở lên bầu trời, với sự giải phóng năng lượng rõ ràng trong dữ liệu.
Theo Brian Castner, điều tra viên về vũ khí cho Nhóm Khủng hoảng thuộc tổ chức Ân xá Quốc tế, lượng hóa chất gây nên vụ nổ tại Beirut "tương đương hơn 1.000 quả bom Mk-84 dùng cho máy bay".
Vụ nổ còn làm rung chuyển những tòa nhà ở Cyprus cách đó 160km. Tổng thiệt hại ước tính khoảng 10-15 tỷ USD.
Vụ nổ đã khiến cảng Beirut bị phá hủy và phải đóng cửa, trong khi đây là điểm lưu thông hàng hóa ra vào chủ yếu của Lebanon. Cảng Beirut cũng là một trong những cảng quan trọng nhất Trung Đông, lưu chuyển hàng hóa từ châu Âu đến Syria, Iraq, Jordan và các nước vùng Vịnh.
Mời các bạn xem video: 7 hiện tượng thiên nhiên gây tò mò nhất. Nguồn: News TV