Sao biển là một trong những loài động vật không có não bộ, nhưng loài này vẫn có đầy đủ các cơ quan cảm thụ như thị giác và khứu giác. Mỗi xúc tu của sao biển có thể cảm nhận được thế giới xung quanh. Khi một xúc tu phát hiện được thức ăn, các xúc tu còn lại sẽ tập trung năng lượng và kéo toàn bộ cơ thể đến gần nguồn thức ăn.Hải sâm, hay còn gọi là dưa chuột biển không có chất xám, thay vào đó loài sinh vật này có cơ chế bảo vệ khéo léo. Vì không có não và mắt nên hải sâm nhờ các xúc tua phần đầu làm nhiệm vụ xúc giác và bắt mồi. Trong trường hợp bị kích thích mạnh, chúng có thể cho toàn bộ nội tạng như ruột, gan ra ngoài qua đường hậu môn và tái sinh chỉ sau 9 ngày.Sứa. Loài sứa không có não, xương và tim, nhưng chúng có một hệ thống thần kinh sơ cấp với các cơ quan thụ cảm có khả năng phát hiện ánh sáng, sự dao động và các hóa chất có trong nước. Những khả năng trên cùng với cảm giác đối với trọng lực giúp cho loài sứa có thể định hướng và di chuyển trong nước một cách dễ dàng.Bọt biển không có não, cũng như không có mắt, tai, xúc tu, không có trái tim, hệ tiêu hóa, hệ thần kinh nào, nhưng trên cơ thể của loài này có một khoang trung tâm với các lỗ lớn, gọi là osculum (hệ thống ống xả) giúp chúng có thể lọc các hợp chất tốt và thải chất độc ra ngoài.Huệ biển. Tuy sinh vật này trông giống như một cây dương xỉ dưới nước, nhưng nó thực sự là động vật và không có não bộ. Huệ biển sống ở đáy đại dương và thu thập nguồn thực phẩm qua các cánh tay đầy lông lá của nó.Cầu gai, nhum biển hay nhím biển. Cầu gai lăn dọc đáy đại dương để tìm kiếm thức ăn. Chúng không có kế hoạch trước khi di chuyển vì thiếu bộ não. Chúng cũng không cần phải lo lắng bị các loài vật khác tấn công hay ăn thịt nhờ các gai nhọn bao phủ cơ thể.San hô. Trông giống như cây nhưng thực sự san hô là động vật. Loài này sinh trưởng từ phần thân dạng xương, thức ăn là các ấu trùng và động vật nhỏ trôi nổi trong nước.Hải quỳ. Hải quỳ trông có vẻ vô hại, đẹp như những bông hoa nhưng thực chất nó là loài ăn thịt rất đáng sợ của biển cả. Hải quỳ không có não, tim, thận, phổi hay một xương cứng cáp. Các xúc tu mềm mại của hải quỳ thường bất ngờ tiêm nọc độc khiến con mồi tê cứng và nuốt chửng.Hải tiêu (sea squirt). Ấu trùng hải tiêu có một bộ não, tuy nhiên khi bắt đầu trưởng thành và bám cố định vào một vật thể nào đó, bộ não của con vật sẽ dần biến mất. Hải tiêu còn có khả năng tự hàn kín các vết thương bằng cách tái tạo tế bào mới. Tuy là động vật nhưng hải tiêu trông khá giống thực vật.Loài “chiến thuyền Bồ Đào Nha” (Portuguese man-of-war), có tên khoa học là Physalia physalis. Dù bề ngoài giống con sứa, nó không phải là loài sứa mà là loài siphonophore, một quần thể nhiều cá thể nhỏ gọi là các zooid.
Sao biển là một trong những loài động vật không có não bộ, nhưng loài này vẫn có đầy đủ các cơ quan cảm thụ như thị giác và khứu giác. Mỗi xúc tu của sao biển có thể cảm nhận được thế giới xung quanh. Khi một xúc tu phát hiện được thức ăn, các xúc tu còn lại sẽ tập trung năng lượng và kéo toàn bộ cơ thể đến gần nguồn thức ăn.
Hải sâm, hay còn gọi là dưa chuột biển không có chất xám, thay vào đó loài sinh vật này có cơ chế bảo vệ khéo léo. Vì không có não và mắt nên hải sâm nhờ các xúc tua phần đầu làm nhiệm vụ xúc giác và bắt mồi. Trong trường hợp bị kích thích mạnh, chúng có thể cho toàn bộ nội tạng như ruột, gan ra ngoài qua đường hậu môn và tái sinh chỉ sau 9 ngày.
Sứa. Loài sứa không có não, xương và tim, nhưng chúng có một hệ thống thần kinh sơ cấp với các cơ quan thụ cảm có khả năng phát hiện ánh sáng, sự dao động và các hóa chất có trong nước. Những khả năng trên cùng với cảm giác đối với trọng lực giúp cho loài sứa có thể định hướng và di chuyển trong nước một cách dễ dàng.
Bọt biển không có não, cũng như không có mắt, tai, xúc tu, không có trái tim, hệ tiêu hóa, hệ thần kinh nào, nhưng trên cơ thể của loài này có một khoang trung tâm với các lỗ lớn, gọi là osculum (hệ thống ống xả) giúp chúng có thể lọc các hợp chất tốt và thải chất độc ra ngoài.
Huệ biển. Tuy sinh vật này trông giống như một cây dương xỉ dưới nước, nhưng nó thực sự là động vật và không có não bộ. Huệ biển sống ở đáy đại dương và thu thập nguồn thực phẩm qua các cánh tay đầy lông lá của nó.
Cầu gai, nhum biển hay nhím biển. Cầu gai lăn dọc đáy đại dương để tìm kiếm thức ăn. Chúng không có kế hoạch trước khi di chuyển vì thiếu bộ não. Chúng cũng không cần phải lo lắng bị các loài vật khác tấn công hay ăn thịt nhờ các gai nhọn bao phủ cơ thể.
San hô. Trông giống như cây nhưng thực sự san hô là động vật. Loài này sinh trưởng từ phần thân dạng xương, thức ăn là các ấu trùng và động vật nhỏ trôi nổi trong nước.
Hải quỳ. Hải quỳ trông có vẻ vô hại, đẹp như những bông hoa nhưng thực chất nó là loài ăn thịt rất đáng sợ của biển cả. Hải quỳ không có não, tim, thận, phổi hay một xương cứng cáp. Các xúc tu mềm mại của hải quỳ thường bất ngờ tiêm nọc độc khiến con mồi tê cứng và nuốt chửng.
Hải tiêu (sea squirt). Ấu trùng hải tiêu có một bộ não, tuy nhiên khi bắt đầu trưởng thành và bám cố định vào một vật thể nào đó, bộ não của con vật sẽ dần biến mất. Hải tiêu còn có khả năng tự hàn kín các vết thương bằng cách tái tạo tế bào mới. Tuy là động vật nhưng hải tiêu trông khá giống thực vật.
Loài “chiến thuyền Bồ Đào Nha” (Portuguese man-of-war), có tên khoa học là Physalia physalis. Dù bề ngoài giống con sứa, nó không phải là loài sứa mà là loài siphonophore, một quần thể nhiều cá thể nhỏ gọi là các zooid.