Trong số 3 cá thể động vật quý hiếm được thả về tự nhiên có cá thể khỉ mốc được tiếp nhận từ Hạt Kiểm lâm Thạch Hà, cá thể trăn gấm tiếp nhận từ Hạt Kiểm lâm Can Lộc và cá thể trăn đất tiếp nhận từ Công an xã Thanh Bình Thịnh - Đức Thọ.Cá thể khỉ mốc có trọng lượng 7 kg, cá thể trăn gấm có trọng lượng gần 10 kg và cá thể trăn đất có trọng lượng 5 kg. Các con vật đều đã đủ điều kiện đảm bảo cần thiết để sống trong môi trường tự nhiên.Khỉ mặt mốc, trăn gấm và trăn đất đều là những loài động vật hoang dã thuộc nhóm IIB được quy định trong danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm.Khỉ mốc có tên khoa học là Macaca assamensis, là đối tượng nghiên cứu khoa học. Mặt khác nếu bảo vệ tốt chúng sẽ trở thành nguồn động vật dùng để nghiên cứu, thử nghiệm vắc xin phục vụ cuộc sống con người..Màu lông của khỉ mốc có thể thay đổi từ màu nâu sẫm tới màu nâu vàng nhạt, nhưng ở vai, gáy, đỉnh đầu và tai thường sáng hơn và vàng hơn phía sau chân và đuôi. Lông xung quanh mặt màu đen, hai má có lông màu xám, phía trong và phía dưới của đùi màu trắng xám.Trước năm 1975, loài này còn gặp rất phổ biến. Tuy nhiên từ đó đến nay tình trạng của loài thay đổi rõ rệt. Số lượng quần thể giảm mạnh. Nguyên nhân biến đổi do: Nơi cư trú bị xâm hại, rừng bị chặt phá, diện tích rừng tự nhiên bị thu hẹp và đây là đối tượng săn bắt để lấy thịt, nấu cao, buôn bán và xuất khẩu.Trăn gấm có tên khoa học là Python reticulatus, đây loài bò sát dài nhất thế giới. Chúng có đầu dài, nhỏ, màu vàng nhạt hay nâu, có một vệt xám đen mảnh chạy dọc chính giữa từ mõm tới gáy nối liền với vết trên lưng. Trên thân và đuôi có các đường xám đen nối với nhau tạo thành dạng mắt dưới nổi trên nền màu vàng nâu.Giống như các loại trăn khác, trăn gấm không có nọc độc, vì vậy chúng giết con mồi bằng cách dùng thân quấn quanh con vật và siết cho đến chết. Mặc dù loài trăn gấm đủ khỏe để giết người, chúng không được xem là loài động vật nguy hiểm cho con người và trường hợp người bị chúng tấn công rất ít khi xảy ra.Trăn gấm sống ở rừng thưa, gần các sông suối. Chúng dành phần lớn thời gian trên cây. Loài này có khả năng bơi lội rất giỏi, chủ yếu hoạt động về đêm. Thức ăn của trăn gấm gồm các loài thú và chim.Trăn đất có tên khoa học là Python molurut, chúng có kích thước, trọng lượng lớn nhất trong các loài trăn được tìm thấy ở Việt Nam với kích thước trung bình 4-6 m, một số cá thể dài khoảng 8 m và nặng hơn 100 kg.Trăn đất đầu dài, nhỏ, màu nâu xám. Mặt trên đầu có hoa văn hình mũi mác di từ cổ, mũi nhọn hướng về phía đầu mõm. Ở đồng bằng Nam Bộ, chúng ưa sống ở những nơi đầm lầy, rừng tràm, rừng sú vẹt ngập nước, đôi khi còn xâm nhập cả vào những khu vực có vườn cây.Thức ăn của loài chủ yếu là gặm nhấm, hươu nai, chim, ếch nhái và bò sát. Hiện số lượng loài suy giảm nghiêm trọng do mất nơi cư trú và bị săn bắn. Trăn đất nằm trong sách đỏ Việt Nam, thuộc nhóm động vật nghiêm cấm khai thác và sử dụng.Mời các bạn xem video: Top 10 Loài Động Vật Sống Lâu Nhất Trái Đất. Nguồn: Yan News
Trong số 3 cá thể động vật quý hiếm được thả về tự nhiên có cá thể khỉ mốc được tiếp nhận từ Hạt Kiểm lâm Thạch Hà, cá thể trăn gấm tiếp nhận từ Hạt Kiểm lâm Can Lộc và cá thể trăn đất tiếp nhận từ Công an xã Thanh Bình Thịnh - Đức Thọ.
Cá thể khỉ mốc có trọng lượng 7 kg, cá thể trăn gấm có trọng lượng gần 10 kg và cá thể trăn đất có trọng lượng 5 kg. Các con vật đều đã đủ điều kiện đảm bảo cần thiết để sống trong môi trường tự nhiên.
Khỉ mặt mốc, trăn gấm và trăn đất đều là những loài động vật hoang dã thuộc nhóm IIB được quy định trong danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm.
Khỉ mốc có tên khoa học là Macaca assamensis, là đối tượng nghiên cứu khoa học. Mặt khác nếu bảo vệ tốt chúng sẽ trở thành nguồn động vật dùng để nghiên cứu, thử nghiệm vắc xin phục vụ cuộc sống con người..
Màu lông của khỉ mốc có thể thay đổi từ màu nâu sẫm tới màu nâu vàng nhạt, nhưng ở vai, gáy, đỉnh đầu và tai thường sáng hơn và vàng hơn phía sau chân và đuôi. Lông xung quanh mặt màu đen, hai má có lông màu xám, phía trong và phía dưới của đùi màu trắng xám.
Trước năm 1975, loài này còn gặp rất phổ biến. Tuy nhiên từ đó đến nay tình trạng của loài thay đổi rõ rệt. Số lượng quần thể giảm mạnh. Nguyên nhân biến đổi do: Nơi cư trú bị xâm hại, rừng bị chặt phá, diện tích rừng tự nhiên bị thu hẹp và đây là đối tượng săn bắt để lấy thịt, nấu cao, buôn bán và xuất khẩu.
Trăn gấm có tên khoa học là Python reticulatus, đây loài bò sát dài nhất thế giới. Chúng có đầu dài, nhỏ, màu vàng nhạt hay nâu, có một vệt xám đen mảnh chạy dọc chính giữa từ mõm tới gáy nối liền với vết trên lưng. Trên thân và đuôi có các đường xám đen nối với nhau tạo thành dạng mắt dưới nổi trên nền màu vàng nâu.
Giống như các loại trăn khác, trăn gấm không có nọc độc, vì vậy chúng giết con mồi bằng cách dùng thân quấn quanh con vật và siết cho đến chết. Mặc dù loài trăn gấm đủ khỏe để giết người, chúng không được xem là loài động vật nguy hiểm cho con người và trường hợp người bị chúng tấn công rất ít khi xảy ra.
Trăn gấm sống ở rừng thưa, gần các sông suối. Chúng dành phần lớn thời gian trên cây. Loài này có khả năng bơi lội rất giỏi, chủ yếu hoạt động về đêm. Thức ăn của trăn gấm gồm các loài thú và chim.
Trăn đất có tên khoa học là Python molurut, chúng có kích thước, trọng lượng lớn nhất trong các loài trăn được tìm thấy ở Việt Nam với kích thước trung bình 4-6 m, một số cá thể dài khoảng 8 m và nặng hơn 100 kg.
Trăn đất đầu dài, nhỏ, màu nâu xám. Mặt trên đầu có hoa văn hình mũi mác di từ cổ, mũi nhọn hướng về phía đầu mõm. Ở đồng bằng Nam Bộ, chúng ưa sống ở những nơi đầm lầy, rừng tràm, rừng sú vẹt ngập nước, đôi khi còn xâm nhập cả vào những khu vực có vườn cây.
Thức ăn của loài chủ yếu là gặm nhấm, hươu nai, chim, ếch nhái và bò sát. Hiện số lượng loài suy giảm nghiêm trọng do mất nơi cư trú và bị săn bắn. Trăn đất nằm trong sách đỏ Việt Nam, thuộc nhóm động vật nghiêm cấm khai thác và sử dụng.