Khe nứt khổng lồ ở thềm băng Nam Cực sắp... đẻ con

Google News

(Kiến Thức) - Một khe nứt khổng lồ ở thềm băng Larsen C, Nam Cực đột ngột lớn dần lên trong tháng trước và được dự đoán sẽ “tạo ra” một núi băng lớn kỷ lục.

 

Tang bang day 350m sap sinh tu khe nut khong lo o them bang Nam Cuc

Khe nứt khổng lồ quan sát được ở thềm băng Larsen C, Nam Cực tháng 11-2016 (Ảnh: NASA)

Theo các nhà địa chất thuộc dự án MIDAS, dải băng dài 20km này đang tách ra từ điểm cực Tây của khe nứt (cực tây so với đại dương). Khe nứt đang mở rộng một cách ổn định trong vài tháng gần đây đột ngột nứt toạc ra tới 18 km trong nửa cuối tháng 12/2016 sẽ góp phần tạo thành một núi băng có diện tích 5.000 dặm vuông tách ra từ thềm băng Larsen C trong năm nay.

Diện tích núi băng mới chiếm hơn 10% Larsen C, mức độ thu hẹp lớn nhất ở mặt trước thềm băng này từng được ghi nhận. Sự kiện không thể tránh khỏi này sẽ làm thay đổi tổng quan phong cảnh bán đảo Nam cực.

Tang bang day 350m sap sinh tu khe nut khong lo o them bang Nam Cuc-Hinh-2
Vị trí hiện tại của khe nứt ở thềm băng Larsen C từ đầu năm nay (Ảnh: dự án MIDAS) 

Với kích cỡ gần gấp đôi đảo Rhode, tiểu bang nhỏ nhất nước Mỹ, tảng băng mới tạo thành sẽ là một trong 10 tảng băng lớn nhất được khoa học biết đến. Tảng băng dày 350m này được dự đoán sẽ trôi trên vùng biển ở rìa Tây Nam Cực, lênh đênh ở đó trong nhiều năm và từ từ vỡ thành nhiều mảnh nhỏ hơn.

Dù tác nhân chính không phải là biến đổi khí hậu nhưng theo cảnh báo của giới nghiên cứu, phần còn lại của thềm băng Larsen C sẽ dễ bị tan vỡ trong tương lai vì hiện tượng sảnh sinh băng mới là một quá trình tự nhiên có tính chu kỳ.

Thềm băng Larsen C bị chia cắt có thể gây bất ổn nghiêm trọng với dải băng còn lại và nguy cơ tan vỡ mọi thứ trong nhiều năm và thập kỷ tới đây. Khi đó mực nước toàn cầu sẽ tăng thêm tới 10 cm. Trước đây, ở Nam Cực có thềm băng Larsen B đã tan rã hồi năm 2002.

Đoàn Hiểu Linh (Theo Gizmodo)

>> xem thêm

Bình luận(0)